1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.5. Khung năng lực
Khung năng lực là một công cụ mô tả các năng lực cần thiết phù hợp với một dạng hoạt động cụ thể, nghề nghiệp, tổ chức hoặc ngành nghề cụ thể. Khung năng lực mô tả sự kết hợp cụ thể về kiến thức, kỹ năng và những đặc tính cá nhân khác cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Cấu trúc của khung này phải hỗ trợ việc sử dụng các năng lực qua những chức năng nguồn nhân lực được lựa chọn. Khung năng lực bao gồm các chỉ số hay tiêu chuẩn kết quả cơng việc có thể đo lường và quan sát được.
Xây dựng khung năng lực tạo chỉ dẫn thực hiện một loạt hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác nhau và đảm bảo tính nhất quán trong việc thực hiện. Trong hệ thống công vụ, khung năng lực có mục tiêu hỗ trợ thể chế hóa cách thức quản lý theo năng lực và quản lý theo kết quả. Khung năng lực mô tả các năng lực mà một cơng chức phải có để đủ khả năng thực thi ở những cấp độ nhất định. Trong khi đưa ra hướng dẫn về xây dựng các năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khung này đồng thời nhận diện các năng lực chung và năng lực cốt lõi mà công chức nào cũng cần có để hoạt động hiệu quả, năng suất và tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Khung năng lực liên quan đến các năng lực của cá nhân hoặc tổng các năng lực cá nhân phù hợp với tất cả các vai trò và trách nhiệm xuyên suốt trong tồn hệ thống cơng vụ. Bên cạnh đó, khung năng lực cũng xác định các phẩm chất và hành vi thích ứng cần thiết để ứng phó với mơi trường công tác và công nghệ đang ngày càng thay đổi. Do vậy, người cơng chức cần phải thích ứng, đổi mới, sáng tạo, tự định hướng và tự tạo động lực, chứng minh qua năng lực của mình trong thực thi cơng vụ.
Trong nghiên cứu này quan niệm, Khung năng lực là công cụ mô tả các năng
lực cần thiết phù hợp với một dạng hoạt động cụ thể, nghề nghiệp, tổ chức hoặc ngành nghề cụ thể, mà một người lao động phải có để đủ khả năng thực thi ở những cấp độ nhất định, bao gồm các chỉ số hay tiêu chuẩn kết quả cơng việc có thể đo lường và quan sát được.
Khung năng lực thường được chia làm ba bậc: những năng lực nền tảng; năng lực chuyên môn; năng lực phù hợp với vai trị (theo cá nhân, chun mơn, vị trí trong tổ chức). Khung năng lực gồm có các thành phần cơ bản sau:
Tên năng lực hoạt động chính: được sử dụng để xác định chức năng của công việc;
Định nghĩa năng lực: trong đó mơ tả chung về hành vi, chức năng và những hoạt động cần phải làm để đạt được kết quả như mong muốn;
Các cấp độ năng lực: để xác định hành vi của cơng chức cần có để thực hiện cơng việc có hiệu quả và làm chủ khả năng đó, các cấp độ được sắp xếp theo chiều tăng dần của kiến thức, kỹ năng và thái độ, khi đã đạt năng lực ở cấp độ cao tất yếu đã có năng lực ở cấp thấp hơn;
Chỉ số năng lực: mô tả mức độ mà một cơng chức làm chủ được các tiêu chí của các cấp độ năng lực; chỉ số này được thể hiện bằng những con số cụ thể.