Đối với đội ngũ viên chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 79 - 87)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính của Trường

2.4.2. Đối với đội ngũ viên chức quản lý

Bảng 2.14. Thực trạng hoạt động tuyển dụng của đội ngũ viên chức quản lý

TT Hoạt động tuyển dụng

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt Điểm TB

Thứ bậc 1 Xây dựng quy trình tuyển dụng VCHC tại các

đơn vị 9 15 16 17 3 2.83 3

2 Xây dựng kế hoạch bổ sung nhân sự chuyên môn

và hành chính của đơn vị hàngnăm 5 22 18 10 5 2.80 4 3 Xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm đáp ứng nhu cầu

của đơn vị và kế hoạch đào tạo, NCKH của Trường 4 11 23 17 5 3.13 1 4

Xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng VCHCcủa đơn vị (các lĩnh vực: tham mưu, nghiên cứu, phục vụ và giáo vụ)

16 22 14 6 2 2.27 7 5 Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng

VCHC hàng năm của đơn vị 2 21 17 18 2 2.95 2 6 Xây dựng khung năng lực vị trí việc làm đối

với VCHC đơn vị 18 19 13 8 2 2.28 6

7

Xây dựng và đề án chương trình quảng bá cho nhu cầu tuyển dụng trong các ngành đặc thù về nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chế biến thuỷ sản

12 25 12 8 3 2.42 5

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.67

Qua số liệu bảng 2.14, có thể nhận thấy:

Kết quả hoạt động tuyển dụng của đội ngũ VCQL được đánh giá ở mức khá

(TBC: 2,67) thấp hơn kết quả đánh giá của đội ngũ lãnh đạo trường, điều này phản ánh hoạt động tuyển dụng ở tầm vĩ mô của Nhà trường vẫn được thực hiện tốt hơn, được quan tõm và tập trung trớ tuệ hơn, kế hoạch tổng thể đầy đủ và định hướng rừ ràng mang tầm dự báo, chiến lược; trong khi hoạt động tuyển dụng của đội ngũ VCQL vẫn còn ít nhiều hạn chế, chưa đi vào chiều sâu với các qui định, quy chế, các bước triển khai cụ thể, tường minh.

Trong bảng đánh giá nhận thấy tiêu chí Xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm đáp ứng nhu cầu của đơn vị và kế hoạch đào tạo, NCKH của Trường được đánh giá ở mức khá (TB: 3,13) nằm ở cận trên của thang điểm khá và tiêu chí Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng VCHC hàng năm của đơn vị cũng được đánh giá ở mức khá (TB: 2,95). Điều này phản ánh các hoạt động chuẩn bị cho việc bổ sung nhân sự tại các đơn vị được quan tâm và triển khai bài bản, vai trò quản lý của VCQL đã được thể hiện. Tuy nhiên hoạt động tuyển dụng của VCQL cần có sự đồng bộ với kế hoạch do lãnh đạo trường chỉ đạo, với công tác nghiệp vụ của các phòng ban chức năng và các khoa viện thụ hưởng. VCQL cần tập trung xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí tuyển dụng VCHC của đơn vị mình trong các lĩnh vực công tác cụ thể: tham mưu, nghiên cứu, phục vụ và giáo vụ…

Hai tiêu chí Xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng VCHC của đơn vị được đánh giá với mức điểm trung bình (TB: 2,27, tiêu chí Xây dựng khung năng lực vị trí việc làm đối với VCHC đơn vị được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,28), điều này đã phản ánh việc triển khai cụ thể và chi tiết các hoạt động chưa đáp ứng với kế hoạch đề ra. Nhà trường đã xây dựng Đề án VTVL nhưng các đơn vị chức năng chưa quan tâm hoàn thiện khung năng lực VTVL hoặc bộ tiêu chí tuyển dụng, điều này sẽ tạo ra sự khó khăn, thiếu công khai minh bạch trong công tác tuyển dụng. Đây có thể xem là một hạn chế trong hoạt động tuyển dụng của VCQL, đặt ra cho lãnh đạo nhà trường phải giám sát chặt chẽ hơn nữa việc triển khai thực thi kế hoạch của các đơn vị thực hiện và đồng thời chỉ đạo sâu sát VCQL tại các đơn vị cần chủ động hơn trong việc xây dựng chương trình kế hoạch, dự toán khối lượng công việc cũng như hoàn thiện các bộ tiêu chí, quy trình, quy chuẩn phục vụ cho hoạt động tuyển dụng.

Thông qua kết quả đánh giá hoạt động tuyển dụng của VCQL, nghiên cứu nhận thấy đội ngũ VCQL cần tập trung vào triển khai cụ thể các công việc được

phân công theo chức trách nhiệm vụ của phòng/khoa, phân công phân nhiệm cho đội ngũ VC chuyên trách hoàn thiện các mảng công việc của mỗi cá nhân trước khi đưa ra thống nhất trong đơn vị. Hiệu quả của công tác tuyển dụng phụ thuộc nhiều bởi các công tác hoàn thiện khung năng lực VTVL, bộ tiêu chí tuyển dụng tại các tổ, bộ môn, khoa, phòng.

Bảng 2.15. Thực trạng hoạt động đánh giá của đội ngũ viên chức quản lý

TT Hoạt động đánh giá

Mức độ thực hiện

Yếu TB Khá Tốt Rất tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch đánh giá năm học

với VCHC của đơn vị 17 16 15 11 1 2.38 6

2 Xây dựng quy trình đánh giá cho

VCHC của đơn vị 10 25 13 11 1 2.47 5

3 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công

việc cho VCHC của đơn vị 3 14 22 20 1 3.03 1 4

Xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ luật lao động hàng ngày tại đơn vị

0 31 19 8 2 2.68 3

5

Tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá VCHC của đơn vị theo năm học

3 19 24 12 2 2.85 2

6

Xây dựng kế hoạch tổng hợp và ghi nhận kết quả thành tích nỗ lực của cá nhân, đơn vị sau mỗi quá trình đánh giá

10 24 14 11 1 2.48 4

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.65

Qua số liệu bảng 2.15, có thể nhận thấy:

Kết quả hoạt động đánh giá của VCQL được đánh giá ở mức khá (TBC: 2,65), nằm ở cận dưới của thang điểm khá, đã phản ánh hoạt động đánh giá chưa được quan tâm đúng mức bởi hoạt động đánh giá là một chức năng quan trọng trong quản lý.

Càng ở cấp dưới, cấp tham mưu, cấp trực tiếp thực hiện thì yêu cầu đặt ra về kết quả đánh giá càng phải chính xác, cụ thể và chi tiết, chỉ có như vậy mới đạt được mục đích của công tác đánh giá đó là giúp cho VC chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ rút ra ưu nhược điểm để phấn đấu, giúp cho VC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ phát huy được các mặt tích cực của bản thân đã được đơn vị ghi nhận, tưởng thưởng.

Trong sáu tiêu chí về hoạt động đánh giá của VCQL có tiêu chí Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công việc cho VCHC của đơn vị được đánh giá ở mức khá (TB:

3,03), đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay tại các đơn vị công tác đánh giá đã đi vào nề nếp khuôn khổ và được xác định bằng khối lượng công việc và tiêu chí thực hiện công việc, hạn chế việc đánh giá mang nặng cảm tính. Là một đơn vị sự nghiệp công lập, công tác đánh giá luôn được xem quan trọng vì nó phục vụ cho công tác đánh giá phân loại lao động VC và người lao động trong Nhà trường sau một năm học. Nhận thức rừ điều này VCQL cần chi tiết húa và cụ thể húa tất cả cỏc tiờu chớ đánh giá để có một kết quả đánh giá chính xác.

Trong công tác đánh giá, đổi mới mọi hoạt động, từ bước đầu tiên là công tác lập kế hoạch chi tiết theo chủ trương chung của Nhà trường, đến công tác chuẩn hóa quy trình, chuẩn hóa tiêu chí là các bước bước quan trọng. Thực tế theo kết quả đánh giá một số tiêu chí trong hoạt động đánh giá của VCQL mới đạt mức trung bình và gần như tương đồng nhau: tiêu chí Xây dựng kế hoạch đánh giá năm học với VCHC của đơn vị (TB: 2,38); tiêu chí Xây dựng quy trình đánh giá cho VCHC của đơn vị (TB:2,47) hoặc tiêu chí Xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ luật lao động hàng ngày tại đơn vị (TB: 2,48), đã phản ánh thực trạng tính chủ động trong hoạt động đánh giá của đội ngũ VCQL chưa cao hoặc còn xem nhẹ công tác đánh giá tại cơ sở.Việc đánh giá và xác định đúng vai trò của VCHC trong Nhà trường, sẽ tạo ra các động lực cao hơn đối với tính chủ động, trách nhiệm trong công việc, ý thức tự quản lý, tự giám sát công việc được giao và trên hết là tạo động lực cho đội ngũ VC phấn dấu hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.16. Thực trạng hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của đội ngũ viên chức quản lý

TT Hoạt động khen thưởng, đãi ngộ

Mức độ thực hiện

Yếu TB Khá Tốt Rất tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1 Lập kế hoạch tổ chức đánh giá

VCHC định kỳ, hàng năm của đơn vị 14 19 14 12 1 2.45 1 2

Tổng hợp, đánh giá, đề xuất Trường ghi nhận thành tích đối với VCHC của đơn vị

19 18 11 11 1 2.28 3

3

Xây dựng cơ chế khen thương và tài chính phù hợp; quy chế đãi ngộ và phát triển năng lực VCHC của đơn vị

18 19 14 8 1 2.25 4

4

Tham mưu cho Giám hiệu xây dựng cơ chế tài chính cho công tác đánh giá khen thưởng VCHC của đơn vị

12 26 13 8 1 2.33 2

5

Triển khai thực hiện quảng bá tấm gương điển hình đối với VCHC của đơn vị.

21 25 10 3 1 1.97 6

6

Thực hiện trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn và giải lao

27 22 8 2 1 1.80 7

7

Xây dựng chế độ chính sách bồi dưỡng, tái tạo sức khỏe cho VC và người lao động

20 19 15 5 1 2.13 5

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.17

Qua số liệu bảng 2.16, có thể nhận thấy:

Kết quả hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của VCQL được đánh giá ở mức trung bình (TBC: 2,17), ở nửa dưới của thang đo trung bình. Mức độ đánh giá phản ánh hạn chế lớn trong hoạt động khen thưởng của VCQL, đó là việc quan tâm, sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của VC đơn vị còn nhiều thiếu sót, đây là điều mà VCQL cần phải quán triệt và thay đổi trong tư duy quản lý; các tiêu chí đều ở mức

trung bình thể hiện kết quả thống nhất, chính xác của công tác đánh giá thực trạng hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của VCQL.

Trong bảy tiêu chí đánh giá hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của VCQL có tiêu chí Lập kế hoạch tổ chức đánh giá VCHC định kỳ, hàng năm của đơn vị được đánh giá cao nhất ở mức trung bình (TB: 2,45) phản ánh hoạt động khen thưởng mới dừng lại ở mức độ lập kế hoạch, phong trào và ghi nhận thành tích chưa đi sâu sát vào triển khai các nội dung cụ thể; đặc biệt tiêu chí Thực hiện trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn và giải lao chỉ được đánh giá ở mức kém (TB:1,80), giải đáp kết quả đánh giá này, nghiên cứu nhận định phân tích trên hai phương diện mang tính khách quan và chủ quan:

Khách quan, như thông lệ công tác khen thưởng được hiểu là công tác của đơn vị và được người đứng đầu đơn vị xem x t, đánh giá, ghi nhận và khen thưởng cả về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. Cũng như mặc nhiên, công tác khen thưởng đã có bộ phận chức năng, tham mưu của đơn vị triển khai thực hiện, giá trị khen thưởng được bộ phận chức năng rà soát, đối chiếu về đề xuất theo quy định tài chính của Nhà nước.

Chủ quan, VCQL cấp trực tiếp đã có nhận thức không chính xác về công tác khen thưởng, đãi ngộ và luôn triển khai theo kiểu lập kế hoạch, báo cáo lên cấp đề xuất cấp trờn xem x t. Rừ ràng VCQL nếu phõn tớch trờn thỏp nhu cầu của A.Maslow sẽ nhận thấy việc được ghi nhận, được tôn trọng đó là mức độ cao nhất của nhu cầu mỗi con người, vì lẽ đó nếu được ghi nhận, khen thưởng kịp thời, động viên đúng lúc sẽ có tác dụng tích cực nhất, VCQL chủ động trong đánh giá, chủ động trong khen thưởng, ghi nhận sẽ giúp giá trị cá nhân của mỗi VC được nâng lên, tập thể đơn vị ghi nhận và tôn trọng.

Nghiên cứu đã đánh giá và khẳng định khen thưởng ở cấp VCQL trực tiếp là rất quan trọng nó mang đến những hiệu quả tức thì, kịp thời. Khi triển khai hoạt động đánh giá một cách công bằng, dân chủ, minh bạch thì hiệu quả tác động lên cá nhân mỗi VC rất lớn đồng thời tạo được môi trường làm việc thi đua sôi nổi, dân chủ và đoàn kết góp phần xây dựng một môi trường giáo dục văn hóa và văn minh. Chẳng phải Bác Hồ đã kêu gọi “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua” là vì thế.

Bảng 2.17. Thực trạng hoạt động định hướng phát triển của đội ngũ viên chức quản lý

TT Hoạt động định hướng phát triển

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1

Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ của VCHC thông qua đào tạo tại chỗ của đơn vị

16 19 18 5 2 2.30 4

2

Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng chứng chỉ chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính,kế toán viên chính của đơn vị

2 19 26 7 6 2.93 1

3

Xây dựng Kế hoạch tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học đối với VCHCcủa đơn vị

4 17 27 9 3 2.83 2

4

Xây dựng Chương trình thúc đẩy tự phát triển đối với VCHC của đơn vị

29 15 11 3 2 1.90 5

5

Xây dựng cơ sở giữ liệu đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động đơn vị

16 14 24 4 2 2.37 3

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.47

Qua số liệu bảng 2.17, có thể nhận thấy:

Kết quả hoạt động định hướng phát triển của đội ngũ VCQL được đánh giá ở mức trung bình (TBC: 2,47) ở cận trên của thang điểm trung bình.

Qua kết quả đánh giá năm tiêu chí của hoạt động định hướng phát triển của đội ngũ VCQL nhận thấy tiêu chí Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chứng chỉ nghiên cứu viên chính, chuyên viên chính, kế toán viên chính của đơn vị được đánh giá cao nhất ở mức khá (TB: 2,93), số liệu đánh giá đã phản ánh đội ngũ lãnh đạo và VCQL Nhà trường đã nhận diện và đánh giá được thực trạng về năng lực chuyên môn của đội ngũ VCHC còn nhiều hạn chế (kết quả khảo sát đánh giá chỉ ở mức độ trung

bình). Hoạt động xây dựng kế hoạch và đưa ra các giải pháp của VCQL nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ VCHC đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường, vai trò quản lý trực tiếp của đội ngũ VCHC đã được thể hiện; việc đánh giá, nhận x t các ưu nhược điểm và đề ra kế hoạch bồi dưỡng cụ thể là giải pháp căn cơ và mang tính định hướng cao.

Ở hướng ngược lại tiêu chí Xây dựng chương trình thúc đẩy tự phát triển đối với VCHC của đơn vị được đánh giá ở mức trung bình (TB;1,90) nằm ở cận dưới của thang điểm trung bình; kết quả phản ánh khách quan x t trên phương diện về điều kiện kinh tế xã hội và đặc thù vị trí địa lý của Nhà trường. Là một trường đại học công lập tại khu vực Nam trung bộ việc tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ theo đúng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết và vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân là rất khó khăn. Các trung tâm bồi dưỡng các cơ sở đào tạo còn ít và chỉ tập trung vào một số ngành nghề nhất định… Xuất phát từ thực tiễn như vậy đã làm cho người có nhu cầu sẽ rất khó khăn trong việc đăng ký và đồng thời VCQL bị tạo tâm lý chấp nhận và buông lỏng việc xây dựng các chương trình thúc đẩy tự phát triển đối với VCHC. Đây là một thiệt thòi và cũng là một thách thức đối với các trường đại học ở xa hai trung tâm chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mọi hoạt động, mọi chương trình, mọi chuyên ngành đều dễ dàng được đăng ký và tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu học đăng ký.

Sau khi đánh giá thực trạng chất lượng quản lý đội ngũ VCHC của đội ngũ VCQL Nhà trường thông qua các bảng 2.9, 2.10, 2.11, 2.12, có hai hoạt động được đánh giá ở mức độ khá: Hoạt động tuyển dụng của đội ngũ VCQL (TBC: 2,67) và Hoạt động đánh giá của đội ngũ VCQL (TBC: 2,65); hai nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình: Hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của đội ngũ VCHC (TBC:

2,17) và Hoạt động định hướng phát triển của đội ngũ VCHC (TBC: 2,47). Qua đây cho thấy quản lý VCHC của đội ngũ VCQL chưa đồng đều trong các lĩnh vực, còn mang tính thừa hành và thiếu đi tính chủ động, sáng tạo trong công việc; phụ thuộc và bị động vào chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường. Ngoài ra cũng phản ánh tình trạng chung hiện nay trong triển khai công việc, đó là “giảm dần ý chí từ trung ương đến địa phương”.Tuy nhiên cũng phải khách quan nhận x t là đội ngũ VCQL nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)