Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ viên chức hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ viên chức hành chính

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

(1) Các yếu tố về đội ngũ lãnh đạo, VCQL trường đại học

Vai trò quan trọng của người đứng đầu và các cấp quản lý trong trường đại học phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại, đặc biệt trong môi trường giáo dục đại học để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, trong xã hội hiện đại, giúp nhà trường đạt được mục tiêu và sứ mệnh đã đề ra của mình. Bao gồm:

Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý;

Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý;

Trình độ ngoại ngữ và tin học;

Các kỹ năng tạo động lực, nêu gương;

Phong cách lãnh đạo, quản lý.

(2) Các yếu tố về chính sách của trường đại học

Các chính sách của nhà trường có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển đội ngũ VCHC, bao gồm:

Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường;

Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường;

Đề án vị trí việc làm;

Bộ tiêu chí tuyển dụng nhân sự;

Bộ tiêu chí đánh giá công việc cho VCHC;

Hệ thống văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế của nhà trường;

Quy chế hợp tác phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn.

(3) Các yếu tố về hoạt động đối ngoại của trường đại học

Xuất phát từ định hướng doanh nghiệp đại học mà Chính phủ đang đề cập đến và tính cấp thiết của tự chủ đại học cũng như xu thế khi tiến đến xem trường đại học như một tổ chức doanh nghiệp đặc biệt với các sản phẩm đặc biệt, thì hoạt động đối ngoại của nhà trường đóng vai trò quan trọng:

Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp;

Quan hệ phối hợp giữa nhà trường và sở ban ngành tại địa phương;

Quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

(4) Các yếu tố về truyền thống của trường đại học

Trong xu thế các trường đại học đều đào tạo đa ngành, thì yếu tố truyền thống của nhà trường cũng có ảnh hưởng nhất định đến xây dựng, bảo tồn giá trị thương hiệu của nhà trường và phát triển đội ngũ VCHC, bao gồm:

Truyền thống đào tạo của nhà trường;

Bề dày lịch sử phát triển nhà trường;

Truyền thống hợp tác, đổi mới và năng động của nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

(1) Các yếu tố về sự quan tâm của địa phương và sở/ban/ngành

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương đặt ra cơ chế, đầu tư

cơ sở vật chất, trang thiết bị, quan tâm ưu tiên cử đi đào tạo nước ngoài theo các đề án, đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ… đến phát triển đội ngũ VCHC:

Sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Sự ủng hộ tạo điều kiện của chính quyền địa phương;

Sự ủng hộ và hỗ trợ của các Bộ ngành liên quan;

Sự ủng hộ hợp tác của các doanh nghiệp;

Sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

(2) Các yếu tố về chính sách, cơ chế về giáo dục đại học

Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, thực tiễn đã làm bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH. Vì vậy, các yếu tố này có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ VCHC bao gồm:

Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết 39 NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế;

Nghị quyết 77 NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017;

Luật Giáo dục đại học 2018.

(3) Các yếu tố về điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội

Bao gồm các yếu tố về điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội như:

Truyền thống ngành nghề của địa phương;

Sự phát triển truyền thống ngành nghề của địa phương;

Tăng trưởng kinh tế địa phương;

Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi trong khu vực;

Tình hình an ninh trật tự;

Khí hậu và điều kiện thiên nhiên.

Kết luận chương 1

Luận văn đó xõy dựng khung lý luận của đề tài bằng việc làm rừ hệ thống khỏi niệm, yêu cầu về đội ngũ VCHC và nội dung phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học theo vị trí việc làm dựa vào mô hình quản lý nguồn nhân lực Michigan, cùng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ viên chức hành chính. Cụ thể:

Phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học là một chiến lược trọng tâm của nhà trường trong bối cảnh tự chủ nhằm tạo nên thương hiệu của nhà trường, môi trường sư phạm và vận hành mọi hoạt động của nhà trường thông qua tuyển chọn, thẩm định, phát triển nghề nghiệp và khen thưởng viên chức hành chính dựa vào khung năng lực vị trí việc làm.

Yêu cầu về đội ngũ VCHC trường đại học theo vị trí việc làm gồm yêu cầu về cơ cấu; số lượng; chất lượng về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và thái độ làm việc của VCHC.

Nội dung phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học theo vị trí việc làm được phân tích ở hai cấp độ, bao gồm cấp chiến lược, cấp kế hoạch và cấp tác nghiệp, với 4 hoạt động cơ bản là tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng và đãi ngộ, định hướng phát triển cho đội ngũ viên chức hành chính theo vị trí việc làm với các chỉ báo cụ thể.

Có hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học theo vị trí việc làm gồm các yếu tố về đội ngũ lãnh đạo và VCQL, chính sách, hoạt động đối ngoại, truyền thống của trường đại học; sự quan tâm của địa phương và bộ/ban/ngành, chính sách, cơ chế về giáo dục đại học, điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)