TT Yếu tố về đội ngũ lãnh đạo, quản lý Mức độ ảnh hƣởng Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ảnh hưởng TB Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Điểm TB Thứ bậc 1 Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý 38 19 2 1 0 4.57 1 2 Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý 19 28 11 1 1 4.05 4 3 Trình độ ngoại ngữ và tin học 5 15 25 13 2 3.13 5 4 Các kỹ năng tạo động lực, nêu gương 22 26 9 2 1 4.10 2 5 Phong cách lãnh đạo, quản lý 22 27 6 4 1 4.08 3 ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 4.00
Qua số liệu bảng 2.15, có thể nhận thấy:
Yếu tố đội ngũ lãnh đạo, VCQL được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 4,00).
Với năm yếu tố chủ quan của đội ngũ lãnh đạo và VCQL ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC thì trong đó yếu tố Năng lực trình độ lãnh đạo, quản lý
được đánh giá là ảnh hưởng nhất với mức rất ảnh hưởng (TB: 4,57) ở đây đã đánh giá đúng vai trò quan trọng của người đứng đầu; đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực thực sự, đặc biệt trong môi trường giáo dục đại học khi hội nhập và hợp tác là hướng đi tất yếu cho phát triển nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, trong xã hội hiện đại, xu thể hội nhập quốc tế đội ngũ lãnh đạo quản lý cần phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại như: kỹ năng hợp tác, năng lực tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tạo động lực; phải có tầm nhìn sâu rộng, phải có tâm, có tầm và bản lĩnh chính trị cũng như độ nhạy b n. Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của nhà trường, từ đó giúp Nhà trường đạt được mục tiêu và sứ mệnh đã đề ra của mình.
Với tỉ lệ thành phần đối tượng được khảo sát trong đó 30% dành cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý; 35% dành cho đội ngũ giảng viên và 35% dành cho đội ngũ VCHC thì kết quả đại đa số đều xác định yếu tố năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý rất ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC. Điều này đã thể hiện rõ sự nhất quán khách quan và toàn diện của đội ngũ VC nhà trường, luôn xác định “một người lo bằng một kho người làm”, khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cũng đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng của năng lực và trình độ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý Nhà trường. Năng lực lãnh đạo phải thể hiện tầm nhìn xa, hoạch định được tiến trình của sự phát triển của Nhà trường, thể hiện sự tự tin và bản lĩnh trong xử lý công việc, kiên định trong đường lối, quyết đoán trong việc đưa ra các quyết sách và phải biết chấp nhận mạo hiểm; có như thế người lãnh đạo mới thể hiện được vai trị đầu tàu của mình.
Bên cạnh đó yếu tố Kỹ năng tạo động lực, nêu gương cũng được đánh giá có mức độ khá ảnh hưởng và ở cận trên của thang khá. Ở đây đứng trên phương diện tâm lý học và xã hội học rõ ràng dưới tác động mạnh mẽ của thời đại bùng nổ thơng tin và khi niềm tin đang bị xói mịn thì việc tạo ra động lực, thể hiện qua hành động của đội ngũ lãnh đạo, quản lý chính là những bài học sinh động và thiết thực nhất giúp cho mỗi cán bộ VC cảm nhận và noi theo. Tương tự như phong trào “mỗi thầy cô giáo là tấm gương cho sinh viên học viên noi theo” là một lời kêu gọi thiết thực và cụ thể nhất đối với sinh viên và học viên trong học tập, NCKH và trong cuộc sống.
Ở chiều ngược lại yếu tố Trình độ ngoại ngữ và tin học được đánh giá ở mức ảnh hưởng. Đánh giá ban đầu có thể nghĩ khơng phù hợp với thời đại bùng nổ CNTT, cơng nghiệp 4.0 và xu thế tồn cầu hóa. Tuy nhiên đứng ở góc độ nhà quản lý thì các yếu tố này thực chất chỉ là phương tiện giúp cho người lãnh đạo đưa ra chỉ đạo nhanh hơn, phân tích và cập nhật thơng tin chính xác và kịp thơi hơn chứ không thể khẳng định sẽ giúp người lãnh đạo quản lý đơn vị được tốt hơn, muốn quản lý tốt hơn cần phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác quan trọng và cần thiết hơn như nghiên cứu đã phân tích ở trên.
Tóm lại qua kết quả đánh giá yếu tố chủ quan của đội ngũ lãnh đạo, VCQL ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ VCHC, mọi kết quả đánh giá đều hướng đến khẳng định vai trò quan trọng, tầm ảnh hưởng rõ n t của đội ngũ lãnh đạo quản lý trong Nhà trường đúng như Bác Hồ đã chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.