CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành
Kết quả khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính Trường ĐHNT theo vị trí việc làm được biểu diễn trực quan ở biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ VCHC của Trường Đại học Nha Trang
Qua biểu đồ 2.4, nhận thấy một số điểm cơ bản về thực trạng quản lý đội ngũ VCHC của Nhà trường như sau:
- Đội ngũ lãnh đạo nhà trường đã quản lý đồng đều trên cả 4 lĩnh vực hoạt động, đã thể hiện được vai trò lãnh đạo, định hướng phát triển đội ngũ VCHC nói riêng và đội ngũ VC Nhà trường nói chung.
- Đội ngũ VCQL đã có sự nỗ lực đáp ứng các kế hoạch do lãnh đạo Trường chỉ đạo, kết quả đánh giá bước đầu đã đáp ứng được mục tiêu của lãnh đạo trường đề ra trong quản lý đội ngũ VCHC.
- Hiệu quả quản lý đội ngũ VCHC của cấp lãnh đạo trường đồng đều và ở mức khá và cấp quản lý Khoa/Phòng tương đối đồng đều trong đó hai lĩnh vực hoạt động tuyển dụng và đánh giá ở mức khá và hai lĩnh vực khen thưởng, định hướng phát triển ở mức trung bình tiệm cận mức khá.
2.6.1. Điểm mạnh trong phát triển đội ngũ viên chức hành chính
Định hướng đào tạo của Nhà trường theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực là mô hình tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ VCHC theo cơ chế mở, chuyên nghiệp và năng động linh hoạt.
Trong xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới phương thức quản lý, đội ngũ VCHC
đã cơ bản từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và hướng tới tiêu chí: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Đội ngũ VCHC của nhà trường hiện nay chủ yếu ở trong độ tuổi từ 31-40 có sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, năng động và năng lực trình độ đáp ứng xu thế đổi mới và hội nhập.
Được kế thừa truyền thống đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và đột phá; kế thừa thâm niên nghiệp vụ,kinh nghiệm công tác trên nguồn nhân lực sẵn có về năng lực vị trí theo cơ cấu tổ chức.
Luật viên chức ra đời thay thế cho pháp lệnh công chức sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã giúp cho các đơn vị sự nghiệp nói chung, các trường ĐH, CĐ nói riêng có cơ chế quản lý tốt hơn, chuẩn tắc hơn và chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ của mình. Từ đó tạo cơ chế để nhà trường nâng cao năng lực quản lí đội ngũ theo thẩm quyền, theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
2.6.2. Điểm yếu trong phát triển đội ngũ viên chức hành chính
Về cơ cấu tỷ lệ VCHC/giảng viên/sinh viên của nhà trường còn tương đối cao so với một số trường khác.
Số lượng và tỷ lệ VCHC có học vị thạc sĩ trở lên chưa cao, đội ngũ VCHC có thế mạnh về sức trẻ, thời gian và nhiệt huyết nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm làm việc.
Đội ngũ VCHC được đào tạo chính quy, có trình độ và kỹ năng làm việc nhưng số lượng được đào tạo chính quy, bài bản ở các chuyên ngành về quan hệ quốc tế, quản trị nguồn nhân lực, quản trị văn phòng, quản lý giáo dục, hành chính công… còn hạn chế.
Năng lực ngoại ngữ, tin học của một bộ phận đội ngũ VCHC chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến khó khăn trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài.
Nhà trường chưa phát huy đầy đủ và triệt để quyền tự chủ về tài chính của mình để phát huy, khai thác các tiềm năng vốn có của trường nhằm tăng nguồn thu bổ sung, dẫn đến công tác thu, chi tài chính còn nhiều hạn hẹp, gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ giảng viên, VCHC.
Việc triển khai thực hiện hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức, Nghị định 29 và Thông tư 15 vẫn còn mang tính hình thức, không khác nhiều so với biên chế trước đây, công tác đánh giá, tinh giản cho thôi việc các VCHC không hoàn thành nhiệm vụ chưa quyết liệt, do đó chưa khẳng định được sự linh hoạt và cơ động theo cơ chế quản lí mới cũng như vai trò ý nghĩ của công tác xây dựng khung năng lực ví trí việc làm.
Đội ngũ VCHC chưa nhiệt tình tham gia vào hoạt động NCKH, số lượng và kết quả nghiên cứu của đội ngũ VCHC so với yêu cầu còn rất hạn chế, quy mô còn nhỏ, tính vận dụng thực tiễn chưa cao. Chưa đáp ứng với tiềm năng, năng lực của đội ngũ VCHC. Cần có chế tài để nhằm thúc đẩy đội ngũ VCHC tham gia các hoạt động thực hiện đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ.
Thực trạng công tác điều động bố trí, sử dụng viên chức vẫn dựa trên thâm niên, kinh nghiệm công tác, tình trạng VCHC làm trái ngành nghề so với chuyên môn đào tạo là phổ biến. Vì vậy, trong công tác định danh định biên, xác định vị trí việc làm sẽ gặp khó khăn cả trong chính sách, con người.
Nhận thức của VCHC khi tham gia xây dựng khung năng lực, đề án vị trí việc làm còn chưa cao; hoạt động xác định khối lượng còn cảm tính.
Kết luận chương 2
Thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính của Trường đại học Nha Trang theo vị trí việc làm được khảo sát, và kết quả cho thấy:
Phát triển đội ngũ viên chức hành chính của Trường đại học Nha Trang theo vị trí việc làm được được đánh giá ở hai cấp quản lý gồm cấp Ban lãnh đạo Nhà trường và cấp khoa, phòng, ban. Hai cấp lãnh đạo của Nhà trường đã thực hiện phát triển đội ngũ viên chức hành chính trên cả 04 hoạt động gồm tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng và đãi ngộ, định hướng phát triển cho đội ngũ VCHC của Nhà trường.
Kết quả cho thấy:
- Đội ngũ VCQL đã bước đầu đã đáp ứng được vị trí việc làm trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường.
- Các nội dung phát triển đội ngũ VCHC của Ban lãnh đạo Nhà trường và cấp quản lý Khoa/Phòng/Viện thực hiện khá đồng đều ở cả 4 hoạt động phát triển.
Trong đó 04 hoạt động phát triển đội ngũ VCHC đều đạt được ở mức khá ở cấp Nhà trường, nhưng cấp quản lý Khoa/Phòng/Viện thực hiện hoạt động tuyển dụng và đánh giá ở mức khá, còn hoạt động khen thưởng và đãi ngộ, định hướng phát triển ở mức trung bình tiệm cận mức khá.
- Phát triển đội ngũ viên chức hành chính của Trường đại học Nha Trang theo vị trí việc làm được chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố Luật Giáo dục đại học 2018, Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Truyền thống khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa và sự Tăng trưởng kinh tế nhanh của tỉnh Khánh Hoà được đánh giá có ảnh hưởng nhất