CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên chức hành chính
2.5.1. Các yếu tố chủ quan
Bảng 2.18. Các yếu tố thuộc về đội ngũ lãnh đạo, viên chức quản lý của Nhà trường
TT Yếu tố về đội ngũ lãnh đạo, quản lý
Mức độ ảnh hưởng Rất
ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ảnh hưởng
TB
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Điểm TB
Thứ bậc
1 Năng lực, trình độ
lãnh đạo, quản lý 38 19 2 1 0 4.57 1
2 Kinh nghiệm lãnh
đạo, quản lý 19 28 11 1 1 4.05 4
3 Trình độ ngoại ngữ
và tin học 5 15 25 13 2 3.13 5
4 Các kỹ năng tạo
động lực, nêu gương 22 26 9 2 1 4.10 2
5 Phong cách lãnh
đạo, quản lý 22 27 6 4 1 4.08 3
ĐIỂM TRUNG
BÌNH CHUNG 4.00
Qua số liệu bảng 2.15, có thể nhận thấy:
Yếu tố đội ngũ lãnh đạo, VCQL được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 4,00).
Với năm yếu tố chủ quan của đội ngũ lãnh đạo và VCQL ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC thì trong đó yếu tố Năng lực trình độ lãnh đạo, quản lý
được đánh giá là ảnh hưởng nhất với mức rất ảnh hưởng (TB: 4,57) ở đây đã đánh giá đúng vai trò quan trọng của người đứng đầu; đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực thực sự, đặc biệt trong môi trường giáo dục đại học khi hội nhập và hợp tác là hướng đi tất yếu cho phát triển nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, trong xã hội hiện đại, xu thể hội nhập quốc tế đội ngũ lãnh đạo quản lý cần phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại như: kỹ năng hợp tác, năng lực tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tạo động lực; phải có tầm nhìn sâu rộng, phải có tâm, có tầm và bản lĩnh chính trị cũng như độ nhạy b n.
Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của nhà trường, từ đó giúp Nhà trường đạt được mục tiêu và sứ mệnh đã đề ra của mình.
Với tỉ lệ thành phần đối tượng được khảo sát trong đó 30% dành cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý; 35% dành cho đội ngũ giảng viên và 35% dành cho đội ngũ VCHC thì kết quả đại đa số đều xác định yếu tố năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý rất ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC. Điều này đó thể hiện rừ sự nhất quỏn khách quan và toàn diện của đội ngũ VC nhà trường, luôn xác định “một người lo bằng một kho người làm”, khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cũng đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng của năng lực và trình độ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý Nhà trường. Năng lực lãnh đạo phải thể hiện tầm nhìn xa, hoạch định được tiến trình của sự phát triển của Nhà trường, thể hiện sự tự tin và bản lĩnh trong xử lý công việc, kiên định trong đường lối, quyết đoán trong việc đưa ra các quyết sách và phải biết chấp nhận mạo hiểm; có như thế người lãnh đạo mới thể hiện được vai trò đầu tàu của mình.
Bên cạnh đó yếu tố Kỹ năng tạo động lực, nêu gương cũng được đánh giá có mức độ khá ảnh hưởng và ở cận trên của thang khá. Ở đây đứng trên phương diện tõm lý học và xó hội học rừ ràng dưới tỏc động mạnh mẽ của thời đại bựng nổ thụng tin và khi niềm tin đang bị xói mòn thì việc tạo ra động lực, thể hiện qua hành động của đội ngũ lãnh đạo, quản lý chính là những bài học sinh động và thiết thực nhất giúp cho mỗi cán bộ VC cảm nhận và noi theo. Tương tự như phong trào “mỗi thầy cô giáo là tấm gương cho sinh viên học viên noi theo” là một lời kêu gọi thiết thực và cụ thể nhất đối với sinh viên và học viên trong học tập, NCKH và trong cuộc sống.
Ở chiều ngược lại yếu tố Trình độ ngoại ngữ và tin học được đánh giá ở mức ảnh hưởng. Đánh giá ban đầu có thể nghĩ không phù hợp với thời đại bùng nổ CNTT, công nghiệp 4.0 và xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên đứng ở góc độ nhà quản lý thì các yếu tố này thực chất chỉ là phương tiện giúp cho người lãnh đạo đưa ra chỉ đạo nhanh hơn, phân tích và cập nhật thông tin chính xác và kịp thơi hơn chứ không thể khẳng định sẽ giúp người lãnh đạo quản lý đơn vị được tốt hơn, muốn quản lý tốt hơn cần phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác quan trọng và cần thiết hơn như nghiên cứu đã phân tích ở trên.
Tóm lại qua kết quả đánh giá yếu tố chủ quan của đội ngũ lãnh đạo, VCQL ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ VCHC, mọi kết quả đánh giá đều hướng đến khẳng định vai trũ quan trọng, tầm ảnh hưởng rừ n t của đội ngũ lónh đạo quản lý trong Nhà trường đỳng như Bỏc Hồ đó chỉ rừ: “cỏn bộ là cỏi gốc của mọi cụng việc”.
Bảng 2.19. Các yếu tố về chính sách của Nhà trường
TT Yếu tố về chính sách
Mức độ ảnh hưởng Rất
ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ảnh hưởng
TB
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Điểm TB
Thứ bậc
1 Quy chế tổ chức hoạt động của
Nhà trường 29 20 8 2 1 4.23 1
2 Kế hoạch chiến lược phát triển
của Nhà trường 22 30 6 2 0 4.20 2
3 Đề án vị trí việc làm 24 24 9 3 0 4.15 3
4 Bộ tiêu chí tuyển dụng nhân sự 5 21 21 13 0 3.30 5 5 Bộ tiêu chí đánh giá công việc
cho VCHC 8 17 22 11 2 3.30 6
6 Hệ thống văn bản hướng dẫn, quy
định, quy chế của Nhà trường 4 25 19 10 2 3.32 4 7 Quy chế hợp tác phối hợp giữa
Chính quyền và Công đoàn 1 12 29 16 2 2.90 7
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 3.62
Qua số liệu bảng 2.19, có thể nhận thấy:
Kết quả yếu tố chính sách của Nhà trường được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,62).
Với bảy yếu tố chủ quan của chính sách Nhà trường ảnh hưởng đến quản lý VCHC thì yếu tố Quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường (TB: 4,23) được xem là ảnh hưởng nhất và được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng, mặc dù hai yếu tố tiếp sau là yếu tố Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 4,20) và Đề án Vị trí việc làm cũng được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 4,15), nhưng thật sự khoảng cách điểm đánh giá của 3 yếu tố không chênh lệch nhau nhiều và nằm ngay cận trên của thang điểm khá ảnh hưởng. Trong thực tiễn, ba yếu tố này cũng là xương sống của quản lý đội ngũ, có thể xem KHCL như la bàn, Qui chế tổ chức hoạt động như cụm vô lăng-bánh lái và Đề án VTVL như cụm chân vịt trên một con tàu sứ mạng của Nhà trường. Nếu KHCL không chuẩn xác Nhà trường sẽ đi theo một hướng phát triển không phù hợp, Qui chế tổ chức hoạt động không khoa học, không chặt chẽ sẽ như độ rơ trong cụm điều khiển vô lăng-bánh lái dẫn đến sự phối hợp không đồng bộ và nếu Đề án VTVL không đầy đủ, chặt chẽ cùng giống như chân vịt không đều cánh và quay không ổn định…
Ở tầm vĩ mô tất cả sẽ ảnh hưởng đến sứ mạng nhà trường và ở tầm vi mô sẽ tác động trực tiếp đến đội ngũ VC nhà trường nói chung và VCHC nói riêng.
Bảng 2.20. Các yếu tố về hoạt động đối ngoại của Nhà trường
TT Yếu tố về hoạt động đối ngoại
Mức độ ảnh hưởng Rất
ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ảnh hưởng
TB
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Điểm TB
Thứ bậc
1 Quan hệ hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp 17 30 9 4 0 4.00 1
2 Quan hệ phối hợp giữa nhà trường
và sở ban ngành tại địa phương 7 21 28 4 0 3.52 2 3 Quan hệ hợp tác với các tổ chức,
cơ sở đào tạo trong và ngoài nước 9 13 27 11 0 3.33 3
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 3.65
Qua số liệu bảng 2.20, có thể nhận thấy:
Yếu tố Hoạt động đối ngoại của Nhà trường được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,65).
Với ba yếu tố chủ quan của hoạt động đối ngoại Nhà trường thì yếu tố Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được xem là ảnh hưởng nhất trong ba yếu tố và được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 4,00). Ở đây xuất phát từ định hướng doanh nghiệp đại học mà chính phủ đang đề cập đến và các diễn đàn đang sôi nổi thảo luận tính cấp thiết của tự chủ đại học và tính xu thế khi tiến đến xem trường đại học như một tổ chức doanh nghiệp đặc biệt với các sản phẩm đặc biệt, trong đú vai trũ lónh đạo và quyết định sẽ tập trung vào Hội đụng trường. Rừ ràng đây là vấn đề thời sự đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng chủ quan đến hoạt động quản lý đội ngũ VCHC. Nhưng không thể phủ nhận nếu không có vấn đề thời sự nóng này thì yếu tố trên cũng vẫn ảnh hưởng nhiều bởi xu thế trường đại học phải đào tạo ra sản phẩm mà xã hội cần chứ không phải là cái mà nhà trường có, xã hội ở đây trực tiếp và tác động nhất chính là doanh nghiệp, việc thông tin feedback cho Nhà trường là một kênh quan trọng cho nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo, định hướng NCKH. Khi đó sẽ tác động gián tiếp đến đội ngũ tham mưu, phục vụ, đội ngũ VCHC.
Bên cạnh đó yếu tố Quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được xem là ảnh hưởng ít nhất và được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 3,33), nhưng đang ở cận dưới của thang điểm. Kết quả này mới xem qua thì thấy bất hợp lý bởi nghiên cứu đã đề ra muốn hoàn thành sứ mệnh phát triển nhà trường phải hội nhập và hợp tác quốc tế. Vấn đề ở đây là đối tượng bị tác động, nếu đối tượng là giảng viên thì thực sự bất hợp lý nhưng với đối tượng là đội ngũ VCHC thỡ vẫn cú thể được chấp nhận bởi rừ ràng quan niệm theo lối mũn luụn mặc định đội ngũ này chỉ mang tính phục vụ và hướng nội… Đây là quan điểm lạc hậu và thiếu thực tiễn, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần sửa đổi và có giải pháp pháp phát triển đội ngũ VCHC trong trường tiếp cận những môi trường quản lý hành chính chuyên nghiệp và hiện đại của khu vực.
Bảng 2.21. Các yếu tố về truyền thống của Nhà trường
TT Yếu tố về truyền thống
Mức độ ảnh hưởng Rất
ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ảnh hưởng
TB
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Điểm TB
Thứ bậc
1 Truyền thống đào tạo
trong lĩnh vực thuỷ sản 20 24 16 0 0 4.07 1 2 Bề dày lịch sử phát triển
60 năm của Nhà trường 7 27 20 6 0 3.58 3
3
Truyền thống hợp tác, đổi mới và năng động của Nhà trường
19 16 20 5 0 3.82 2
ĐIỂM TRUNG BÌNH
CHUNG 3.82
Qua số liệu bảng 2.21, có thể nhận thấy:
Yếu tố truyền thống của Nhà trường được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,82).
Với ba yếu tố chủ quan của truyền thống Nhà trường thì yếu tố Truyền thống đào tạo trong lĩnh vực thuỷ sản được xem là ảnh hưởng nhất và được đánh giá ở mức khỏ ảnh hưởng (TB: 4,07), ở cận trờn của thang khỏ ảnh hưởng. Rừ ràng trong xu thế các trường đại học đều đào tạo đa ngành, trường ĐHNT cũng không năm ngoài xu thế đó thì việc vẫn đánh giá yếu tố truyền thống đào tạo trong lĩnh vực thủy sản là yếu tố ảnh hưởng nhất điều này khẳng định bên cạnh truyền thống tốt đẹp của Nhà trường là đoàn kết, năng động và hội nhập thì vẫn luôn khẳng định giá trị thương hiệu của nhà trường và đội ngũ VC đoàn kết sáng tạo duy trì truyền thống này, đồng thời cũng như khẳng định việc phải duy trì các ngành nghề mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản mặc dù có thể có giai đoạn khó khăn trong đào tạo và duy trì ngành.