Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế lương, thưởng, đãi ngộ đối với đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 114 - 117)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH

3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường

3.3.4. Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế lương, thưởng, đãi ngộ đối với đội

a. Cơ sở đề xuất biện pháp

- Căn cứ kết quả đánh giá Bảng 2.7- Thực trạng hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của lãnh đạo Trường được đánh giá ở mức trung bình trong đó tiêu chí Xây dựng kế hoạch tái tạo sức lao động cả về sức lực và trí lực được đánh giá thấp nhất cũng ở mức trung bình. Đây là một yếu tố nhà lãnh đạo cần phải quan tâm sâu sắc, trong đó bên cạnh giá trị vật chất với yêu cầu phương pháp công bằng, dân chủ thì giá trị tinh thần, “của cho không bằng cách cho” phải được quan tâm lưu ý trong quá trình cải tiến cơ chế chính sách thưởng và đãi ngộ của Nhà trường.

- Căn cứ kết quả đánh giá Bảng 2.9- Thực trạng hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của VCQL được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó tiêu chí Thực hiện trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn và giải lao được đánh giá thấp nhất với mức yếu. Cũng tương tự như trên việc thể hiện sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất, thiết thực nhất của đội ngũ VCQL đối với VCHC sẽ là một động lực to lớn giúp cho VCHC cảm thấy mình được quan tâm, được trân trọng “giá trị bản thân” của mỗi người. Trong môi trường làm việc sư phạm, yếu tố tinh thần rất quan trọng bới nó tạo ra sức mạnh tinh thần làm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc và cũng ngược lại nó sẽ tác động nhanh chóng làm giảm chất lượng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá Bảng 2.13-Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng chất lượng đội ngũ VCHC được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng trong đó yếu tố Môi trường làm việc và yếu tố Phong cách lãnh đạo được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng và yếu tố Tiền lương và phụ cấp ở mức khá ảnh hưởng. Điều này đặt ra cho quá trình nghiên cứu phải kiểm tra lại các yếu tố này trong thực tiễn để xây dựng các yếu tố này cho tốt hơn bởi tầm ảnh hưởng lớn của nó đến duy trì đội ngũ VCHC.

Kết quả khảo sát đánh giá đã được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, thông qua đó hình thành trong nghiên cứu các biện pháp để duy trì và nâng cao chất lượng của các yếu tố này.

b. Mục đích ý nghĩa

- Tạo được sự công bằng trong cơ chế trả lương, chế độ đãi ngộ và các chế độ chính sách nhằm tạo được động lực cho VCHC trong quá trình thực thi công việc.

- Tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp trong công việc, gia đình trong nghỉ ngơi thư giãn. Mọi người sẽ có cảm hứng trong giảng dạy, say mê trong nghiên cứu và hứng thú trong tham mưu, phục vụ.

- Tạo được phong trào thi đua vì cái chung của tập thể.

- Thực hiện trả lương cho viên chức tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả hoàn thành công việc.

c. Tổ chức thực hiện

* Đối với đội ng lãnh đạo

- Xây dựng chủ trương Đề án đột phá về cách trả lương và phụ cấp cho VC nói chung và VCHC nói riêng. Trước mắt lương vẫn trả theo hệ số là lương chức nghiệp còn phụ cấp sẽ trả theo công việc tức là theo VTVL, theo kết quả công việc tại vị trí đó mà không liên quan đến hệ số thâm niên, hệ số lương của VC. Điều này sẽ khuyến khích mọi người cùng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và xứng đáng với mức thu nhập mình được trả.

- Xây dựng cơ chế thưởng và đãi ngộ đối với các gương điển hình trong từng lĩnh vực của Nhà trường.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đồng thời xây dựng kế hoạch định kỳ bồi dưỡng đội ngũ này nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, tăng cường hoàn thiện năng lực lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

* Đối với đội ng viên chức quản lý

- Xây dựng và hoàn thiện đề án VTVL, chức danh, chức vụ quản lý trong đó cần xác định đầy đủ VTVL tại từng đơn vị và mô tả chi tiết yêu cầu VTVL trong từng lĩnh vực, từng đơn vị.

- Trên cơ sở vị trí việc làm đã được xác định, các phòng chức năng cần quy định cơ chế trả lương tương ứng với các hạng của chức danh nghề nghiệp, chức danh quản lý và kết quả công việc. Việc quy ra mức phụ cấp chỉ là biện pháp kỹ thuật, việc xác định khối lượng VTVL ứng với mức phụ cấp được trả mới là vấn đề phức tạp đòi hỏi đội ngũ xây dựng đề án phải tính toán thật thấu đáo, chi tiết, khách quan và công bằng.

- Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ tiến đến trả phụ cấp cho VC căn cứ vào hiệu quả công việc nhằm tạo động lực cho những người có nhiều đóng góp cho nhà trường thông qua khích lệ thu nhập. Tiến đến thực hiện thu nhập của viên chức tương xứng với VTVL, chức vụ quản lý và kết quả công việc.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể Nhà trường mang tính mô phạm trong tất cả lình vực:

+ Cơ sở hạ tầng: Giảng đường, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, khu làm việc hành chính, khu vui chơi, giải trí, TDTT…

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thí nghiệm,thực hành và thiết bị văn phòng.

+ Định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo, các ngành mũi nhọn.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập.

+ Cải tiến cơ chế quản lý tài chính Nhà trường và các đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng và hoàn thiện chế độ phúc lợi đối với VC Nhà trường ở cả hai khía cạnh vật chất và tinh thần:

+ Hệ thống phòng tập gym, căng tin thư giãn giải trí + Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe miễn phí.

+ Hỗ trợ chi phí phát triển chuyên môn phục vụ phát triển sự nghiệp.

+ Đồng phục thể hiện thương hiệu của nhà trường.

+ Chế độ tham quan kết hợp học tập, trao đổi kinh nghiệm.

+ Hệ thống nhà để xe và rửa và bảo dưỡng xe miễn phí cho CBVC.

- Xây dựng cải tiến hoạt động đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá. Bởi hoạt động này là tiền đề để cho các hoạt động khác được đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai minh bạch.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Mọi chính sách, chủ trương, giải pháp liên quan đến chế độ thưởng, đãi ngộ phải được đảm bảo tính thống nhất giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn Trường.

- Nguồn lực tài chính, quỹ phúc lợi của Nhà trường đủ để đáp ứng các hoạt động đãi ngộ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, tái tạo sức lao động cho mọi người một cách hợp lý nhất.

- Có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai thực hiện các hoạt động này. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đảm bảo tính chính xác, dân chủ và khách quan.

- Đổi mới cơ chế lương nếu các trường tự chủ hoàn toàn.

- Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cần phải đi cùng với các chế tài, quy định vừa mang tính khuyến khích, động viên nhưng và cũng phải vừa thể hiện tính áp đặt, mệnh lệnh của Nhà trường; có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi, khen thưởng, thi đua đối với đội ngũ VCHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)