Thực trạng hoạt động đánh giá của đội ngũ lãnh đạo Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 73 - 75)

TT Hoạt động đánh giá Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất tốt Điểm TB Thứ bậc 1

Xây dựng Quy định công tác đánh giá và phân loại đối với đơn vị, công chức và viên chức và người lao động tại trường ĐHNT

18 13 14 12 3 2.48 3

2 Định hướng áp dụng CNTT trong đánh giá

online 17 11 10 15 7 2.73 2

3

Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong triển khai thực hiện công tác đánh giá

2 13 23 20 2 3.12 1

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.78

Hoạt động đánh giá của lãnh đạo Nhà trường được đánh giá ở mức khá (TBC: 2,78) tuy nhiên điểm số này đang ở cận dưới của thang điểm khá, điều này phản ánh hoạt động đánh giá bước đầu đi vào nề nếp, các quy định hướng dẫn, cơng cụ đánh giá thơng qua bộ tiêu chí đánh giá đang được xây dựng và hoàn thiện.

Trong ba tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá của lãnh đạo Nhà trường thì tiêu chí Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong triển khai thực hiện công tác đánh giá được đánh giá cao nhất với

mức khá (TB: 3,12) ở cận trên của thang điểm khá điều này phản ánh lãnh đạo Nhà trường đã xây dựng mối quan hệ phối hợp với các tổ chức: Cơng đồn, Đồn thanh niên; giữa các khoa – phòng - ban và giữa các cá nhân trong Nhà trường. Các mối quan hệ ln có sự phối hợp chặt chẽ và đồn kết nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra. Công tác quản lý thơng qua xây dựng quy chế phối hợp đó là kim chỉ nam, là thước đo cho mọi đơn vị, mọi cá nhân áp dụng và thực hiện. Tuy nhiên hoạt động Xây dựng Quy định công tác đánh giá và phân loại đối với đơn vị,

công chức và viên chức và người lao động tại trường ĐHNT chỉ được đánh giá ở

mức trung bình (TB: 2,48). Đây là một thực tế, việc chuyển đổi phương thức đánh giá từ định tính sang định lượng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng các thang đo đánh giá chưa đáp ứng sự kỳ vọng của mọi người. Các vấn đề này đặt ra cho lãnh đạo Nhà trường những yêu cầu cần phải xem x t thấu đáo, việc tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá trong Nhà trường.

Hoạt động đánh giá là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý. Yêu cầu về kết quả đánh giá phải chính xác, dân chủ, minh bạch và kịp thời. Phương thức đánh giá phải thuận lợi, cụ thể và rõ ràng. Với tiêu chí Đinh hướng áp

dụng CNTT trong đánh giá online được đánh giá mức khá (TB: 2,73) cao hơn cả hoạt động xây dựng công tác đánh giá chứng tỏ việc lãnh đạo Nhà trường vận dụng CNTT vào hoạt động đánh giá là một bước đi sáng tạo và năng động. Kết quả khảo sát đã đáp ứng đòi hỏi của mọi người và đã được đánh giá ở mức độ thực hiện khá, dù đang tiệm cận rất gần với thang đo trung bình, nhưng cũng đã là nguồn động viên cho sự nỗ lực của Nhà trường và tổ CNTT trong việc áp dung CNTT vào hoạt động đánh giá VC Nhà trường.

Hoạt động đánh giá khi xác định đúng vai trò của đội ngũ VCHC trong Nhà trường, xem đội ngũ này như những người quản lý theo chức năng, điều này sẽ tạo ra các yêu cầu cao hơn về tính chủ động trong công việc, năng lực tự quản lý, tự giám sát công việc được giao và trên hết là tạo động lực cho đội ngũ VC phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)