Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ viên chức hành chính

2.5.2. Các yếu tố khách quan

Bảng 2.22. Các yếu tố về sự quan tâm của địa phương và sở/ban/ngành

TT Yếu tố về sự quan tâm của địa phương và sở/ban/ngành

Mức độ ảnh hưởng Rất

ảnh hưởng

Khá ảnh hưởng

Ảnh hưởng

TB

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Điểm TB

Thứ bậc

1 Sự ủng hộ của Bộ giáo dục và

Đào tạo 18 24 13 5 0 3.92 1

2 Sự ủng hộ tạo điều kiện của

chính quyền địa phương 13 25 16 6 0 3.75 2

3 Sự ủng hộ và hỗ trợ của các Bộ

ngành liên quan 8 17 25 10 0 3.38 3

4 Sự ủng hộ hợp tác của các

doanh nghiệp 8 11 26 14 1 3.18 5

5 Sự tài trợ của các tổ chức trong

và ngoài nước 6 18 20 14 2 3.20 4

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 3.50

Qua số liệu bảng 2.22, có thể nhận thấy:

Yếu tố khách quan Sự quan tâm của địa phương và bộ/ban/ngành được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,50).

Trong năm yếu tố khách quan của sự quan tâm của địa phương và sở/ban/ngành thì yếu tố Sự ủng hộ của Bộ giáo dục và Đào tạo được xem là ảnh hưởng nhất và được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 3,92). Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ về mặt cơ chế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, quan tâm ưu tiên cử đi đào tạo nước ngoài theo các đề án, đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ…là một thuận lợi rất lớn cho bất cứ đơn vị nào. Điều này khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của yếu tố này với việc nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH nhằm phát triển nhà trường nói chung cũng như nâng cao năng lực đội ngũ VC nói riêng.

Việc yếu tố khách quan Sự ủng hộ hợp tác của các doanh nghiệp được xem

ảnh hưởng ít nhất trong năm yếu tố và được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB:3,18) nhưng ở cận dưới của thang đo. Điều này thể hiện vai trò của doanh nghiệp đã được xã hội công nhận là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế xã hội:

Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp. Có thể ở giai đoạn này ảnh hưởng của doanh nghiệp chưa mạnh nhưng chắc chắn với xu thế tự chủ đại học sâu rộng, nhà trường thành doanh nghiệp đào tạo… Theo cơ chế mới này chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn về đánh giá tác động ảnh hưởng của các yếu tố cho phù hợp hơn với xu thế trong giáo dục hiện đại bởi khi đó Nhà nước giữ vai trò giám sát thực thi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường còn doanh nghiệp khi đó sẽ là nơi đánh giá, thẩm định và tư vấn về chất lượng sản phẩm đặc biệt của Nhà trường.

Bảng 2.23. Các yếu tố về chính sách, cơ chế về giáo dục đại học

TT Yếu tố về chính sách, cơ chế

Mức độ ảnh hưởng Rất

ảnh hưởng

Khá ảnh hưởng

Ảnh hưởng

TB

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Điểm TB

Thứ bậc

1

Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

14 17 22 7 0 3.63 2

2

Nghị quyết 39 NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế

8 25 23 4 0 3.62 3

3

Nghị quyết 77 NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017

14 14 21 11 0 3.52 4

4 Luật Giáo dục đại học 2018 26 23 9 2 0 4.22 1

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 3.77

Qua số liệu bảng 2.23, có thể nhận thấy:

Yếu tố khách quan Cơ chế, chính sách của Nhà nước được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,77).

Trong bốn yếu tố khách quan của cơ chế, chính sách của Nhà nước thì yếu tố Luật Giáo dục đại học 2018 được xem ảnh hưởng nhất và được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng (TB: 4,22) ở cận dưới của thang đo. Nghiên cứu đánh giá Luật Giáo dục đại học năm 2012 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vai trò của Luật rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Tuy nhiên sau 05 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, như:

chưa quy định rừ về quyền tự chủ, trỏch nhiệm và cơ chế giải trỡnh của cỏc cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ dẫn đến tự chủ đại học chưa đạt hiệu quả cao trong thực tế; về quản trị đại học, hội đồng trường chưa được quy định rừ ràng nờn hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có thực quyền trong quyết định những vấn đề quan trọng của nhà trường… Luật GDĐH 2018 sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 01/7/2019 đã khắc phục những hạn chế và hoàn thiện những điểm mới căn bản như:

- Luật sửa đổi đó khẳng định rừ cỏc loại hỡnh cơ sở GDĐH bỡnh đẳng trước pháp luật. Bổ sung trong cơ cấu tổ chức của trường đại học có thể có Trường, doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh trực thuộc.

- Mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động của cơ sở GDĐH theo một trong hai loại: Cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu; Cơ sở GDĐH định hướng ứng dụng.

- Luật đã mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học; khẳng định quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu.

- Luật GDĐH sửa đổi lần này đã khẳng định Hội đồng trường là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.

- Luật đó quy định rừ hơn trong việc đổi mới quản lý Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng và hiệu quả.

Nghiờn cứu đó khẳng định rừ ràng vai trũ ảnh hưởng rất lớn của Luật GDĐH 2018, luôn là kim chỉ nam trong hoạt động của các cơ sở GDĐH.

Bên cạnh đó yếu tố Nghị quyết 77 NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 được xem có tầm ảnh hưởng ít nhất, được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 3,52). Do tính định hướng của Nghị quyết vẫn còn nhưng vận dụng trong bối cảnh hiện tại không còn phù hợp nhiều, vai trò thí điểm, tiên phong mở ra hướng đi mới ban đầu,khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo đại học và giảm chi cho Ngân sách nhà nước của các cơ sở GDĐH thuộc Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017 với một số cơ sở GDĐH đã hoàn thành.

Bảng 2.24. Các yếu tố về điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội

TT Yếu tố về điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội

Mức độ ảnh hưởng Rất

ảnh hưởng

Khá ảnh hưởng

Ảnh hưởng

TB

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Điểm TB

Thứ bậc

1

Truyền thống khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa

10 23 21 6 0 3.62 1

2

Sự phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản của tỉnh Khánh Hoà

5 16 31 8 0 3.30 3

3 Tăng trưởng kinh tế nhanh của

tỉnh Khánh Hoà 8 24 18 5 5 3.42 2

4 Vị trí địa lý, giao thông thuận

lợi trong khu vực Nam trung bộ 7 12 18 13 10 2.88 6 5 Tình hình an ninh trật tự ổn định 6 15 20 13 6 3.03 5 6 Khí hậu ôn hoà và điều kiện

thiên nhiên ưu đãi 6 20 17 11 6 3.15 4

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 3.25

Qua số liệu bảng 2.24, có thể nhận thấy:

Yếu tố khách quan Điều kiện địa lý, kinh tế xã hội được đánh giá ở mức ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC (TBC: 3,25).

Với sáu yếu tố khách quan Điều kiện địa lý, kinh tế xã hội thì yếu tố Truyền thống khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa được xem là ảnh hưởng nhất và được đánh giá ở mức khá ảnh hưởng (TB: 3,62). Nghiên cứu đánh giá tầm ảnh hưởng giỏn tiếp của yếu tố này đến đội ngũ VCHC; cú thể nhận rừ người tham gia đánh giá vẫn nhận định các ngành đào tạo truyền thống mũi nhọn của nhà trường như: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản… vẫn nguyên giá trị và tiềm năng phát triển, đội ngũ VCHC sẽ là nhân tố hỗ trợ có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo của các ngành nghề này thông qua các hoạt động quản lý và phục vụ trang thiết bị nghiên cứu thí nghiệm, quản lý và lập kế hoạch cho sinh viên, học viên tham gia thí nghiệm, thực hành và NCKH. Đặc biệt với truyền thống của địa phương sẽ tác động mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Nhà trường duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương cũng như khu vực Nam trung bộ. Đây là một tác động tương hỗ giữa điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa với điều kiện đào tạo và NCKH của Nhà trường.

Bên cạnh đó yếu tố Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi trong khu vực Nam trung bộ được xem là ít ảnh hưởng nhất trong sáu yếu tố và được đánh giá ở mức ảnh hưởng (TB: 3,62). Thực tiễn hiện nay yếu tố địa lý, khoảng cách địa lý đang được thu ngắn lại bởi sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, mặc dù vẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Nhà trường nhưng mức độ ảnh hưởng không còn lớn như những thập niên cuối thế kỷ 20.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)