1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Phát triểnđội ngũ viên chức hành chính trường đại học
Như các phân tích ở trên, nguồn nhân lực như một nguồn lực đặc biệt của tổ chức, là nhân tố quyết định sự thành bại của tổ chức. Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang nền kinh tế tri thức, các nhân tố cơng nghệ, tài chính, ngun vật liệu đang giảm dần vai trò và được thay thế bởi tri thức của con người, tri thức ngày càng giữ vị trí quan trọng trong thời đại cơng nghệ 4.0. Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo năng động và cấp tiến trong tổ chức. Nhà trường càng cần đội ngũ VCHC có năng lực để tiếp cận nhanh tri thức mới, truyền đạt kiến thức mới cho người học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Điều 10, khoản 4, Luật Viên chức (2010) đã quy định: Phát triển đội ngũ viên chức hành chính là “phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân” [31].
Trong thuyết về tăng trưởng kinh tế của N.Gregory Mankiw đã đề cập đến một loại tư bản mới: vốn nhân lực, theo ông: Vốn nhân lực là kiến thức, tay nghề mà người lao động tiếp thu được thông qua quá trình giáo dục, đào tạo từ thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, cũng như trong quá trình lao động. Vì vậy, một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó.
Theo nhận định của các chuyên gia, chỉ riêng việc tạo yếu tố thu hút và yếu tố duy trì đội ngũ nhân lực trình độ cao đã cần rất nhiều điều kiện như: thương hiệu của tổ chức, mơi trường làm việc năng động hiệu quả, tính minh bạch trong cơng việc và tài chính, chiến lược dài hạn về nhân lực, chính sách lương bổng hợp lý và mang tính cạnh tranh. Vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực vào quản trị trường đại học, phát triển đội ng phải được xem là một chiến lược trọng tâm của nhà trường nhằm tạo nên thương hiệu của nhà trường, môi trường sư phạm và
tường minh mọi hoạt động của nhà trường.Thực tiễn hiện nay, nhiều trường vẫn quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ đơn giản nhất, trực tiếp nhất là thực hiện đáp ứng công tác tiền lương, bảo hiểm, chế độ theo quy định của pháp luật; thụ động trong quy hoạch bồi dưỡng VC; chỉ tuyển người khi cần, công tác xây dựng chiến lược phát triển nhân sự chưa được quan tâm như vai trị quan trọng của nó.
Phân tích đã xác định chiến lược phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết và quan trọng cho trường đại học, vì các lý do sau:
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giúp trường đại học xác định rõ hơn mục đích, mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển của nhà trường trong đào tạo, NCKH thơng qua đó xác định quy mơ, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với định hướng phát triển Nhà trường.
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp trường đại học duy trì, thúc đẩy và phát huy năng lực của đội ngũ VC.
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giúp trường đại học xác đinh và sử dụng việc phát triển nguồn nhân lực thành một lợi thế cạnh tranh trong mơi trường giáo dục đang có nhiều thay đổi, nhất là trong xu thể trường đại học tiến đến tự chủ và thành doanh nghiệp đại học.
Vận dụng mơ hình quản lý nguồn nhân lực Michigan do Charles Fombrun, Noel M.Devanna, Marry Anne Tichy đề xuất (sẽ phân tích tại mục 1.4.1), đề tài xác định: Phát triển đội ng viên chức hành chính trường đại học là một chiến lược trọng tâm của nhà trường trong bối cảnh tự chủ nhằm tạo nên thương hiệu của nhà trường, môi trường sư phạm và vận hành mọi hoạt động của nhà trường thông qua tuyển chọn, thẩm định, phát triển nghề nghiệp và khen thưởng viên chức hành chính dựa vào khung năng lực vị trí việc làm.