Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 58)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng đội ngũ VCHC và phát triển đội ngũ VCHC của Trường ĐH Nha Trang và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng đội ngũ VCHC và các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ VCHC của Trường ĐH Nha Trang.

- Khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ VCHC của Ban lãnh đạo Trường, và đội ngũ VCQL cấp phòng, khoa của Trường ĐH Nha Trang.

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC của Trường ĐH Nha Trang.

2.2.3. Công cụ khảo sát

Sử dụng 04 mẫu Phiếu điều tra bằng bảng hỏi để tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá thực trạng nghiên cứu. Có 4 loại phiếu khảo sát:

- Phiếu khảo sát về thực trạng đội ngũ VCHC: khảo sát về năng lựcnghề nghiệp, các kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, phẩm chất chính trị của đội ngũ VCHC Trường Đại học Nha Trang.

- Phiếu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ VCHC: khảo sát các yếu tố bên ngoài, khảo sát các yếu tố bản thân ảnh hưởng đến đội ngũ VCHC tại Trường ĐH Nha Trang.

- Phiếu khảo sát về thực trạng quản lý đội ngũ VCHC của đội ngũ lãnh đạo Trường, đội ngũ VCQL cấp phòng, khoa: Khảo sát đánh giá hoạt động tuyển dụng, hoạt động đánh giá, hoạt động khen thưởng và đãi ngộ, hoạt động định hướng phát triển đối với đội ngũ VCHC Trường ĐH Nha Trang.

- Phiếu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC: khảo sát các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ VCHC tại Trường ĐH Nha Trang.

2.2.4. Mẫu khảo sát

Để có đánh giá mang tính tồn diện nghiên cứu đã triển khai khảo sát trên 60 người, bao gồm:

- 20 Lãnh đạo Nhà trường và VCQL tại các đơn vị từ cấp bộ môn trở lên; - 40 Viên chức giảng dạy tại các khoa, Viện thuộc Trường.

2.2.5. Thời gian khảo sát

Hoạt động điều tra từ ngày 15/3/2019 đến ngày từ ngày 12/4/2019.

2.2.6. Thang đánh giá và xếp hạng

Luận văn sử dụng phương pháp tính tỷ lệ % và phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc của thang đo Likert để xử lý, phân tích những thơng tin thu được từ bảng hỏi.

Thang đánh giá trong bảng khảo sát được quy ước như sau:

+ Điểm trung bình từ 1.00 - 1.80: tương ứng với mức Rất khơng ảnh

hưởng/Yếu;

+ Điểm trung bình từ 1.81 - 2.60: tương ứng với mức Ít ảnh hưởng/Trung bình; + Điểm trung bình từ 2.61 - 3.40: tương ứng với mức Ảnh hưởng TB/Khá; + Điểm trung bình từ 3.41 - 4.20: tương ứng với mức Khá ảnh hưởng/Tốt; + Điểm trung bình từ 4.21 - 5.00: tương ứng với mức Rất ảnh hưởng/Rất tốt.

2.3. Thực trạng đội ngũ viên chức hành chính của Trƣờng Đại học Nha Trang

2.3.1. Thực trạng về cơ cấu và số lượng viên chức hành chính

Bảng 2.2a. Thực trạng số lượng và cơ cấu trình độ đào tạo của viên chức hành chính

TT Trình độ Tổng Dƣới 30 Từ 30 đến 45 Trên 45

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 Tiến sĩ 2 0 0 0 1 0 1

2 Thạc sĩ 39 1 4 14 9 7 4

3 Đại học 73 3 11 16 31 7 5

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính trường ĐHNT, 31/12/2018)

Bảng 2.2b. Thực trạng số lượng và cơ cấu trình độ nghiệp vụ của viên chức hành chính

TT Chứng chỉ 2014 2015 2016 2017 2018

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 Chuyên viên chính 1 0 1 0 0 0 0 0 2 1

2 Ngoại ngữ 0 2 0 0 5 2 3 5 1 1

3 Tin học 0 0 0 0 0 0 0 1 3 6

4 Nghiệp vụ 2 1 1 3 2 2 3 5 2 3

Đề tài đã tiến hành đánh giá sự dịch chuyển của đội ngũ viên chức hành chính trong thời gian gần đây, đưa đến sự thay đổi về cơ cấu giới tính và trình độ của đội ngũ VCHC trong Nhà trường và cho thấy:

Biểu đồ 2.1: Thống kê về thu hút đội ngũ VCHC theo giới tính

Với vị trí địa lý là nằm tại khu vực Nam trung bộ, không gần hai trung tâm kinh tế xã hội là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên việc thu hút VC về cơng tác tại trường là rất khó khăn, đặc biệt đối với các ngành đặc thù mà xã hội đang có nhu cầu lớn hoặc đối với những người có trình độ cao, năng lực chuyên môn và hiểu biết thực tế sâu rộng. Bên cạnh đó với đội ngũ VCHC cái khó khi tuyển dụng, thu hút lại nằm ở năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn… Với thực trạng hiện nay, khi đội ngũ VCHC chỉ được hưởng mức lượng theo hệ số ngạch bậc và phụ cấp phúc lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ thì việc tuyển được đội ngũ VCHC có trình độ, năng lực, đúng chun mơn nghiệp vụ và lại u cầu có kinh nghiệm thực tiễn là một việc rất khó khăn hiện nay, nếu khơng muốn nói là khơng thể. Cũng như việc cân đối giới tính trong đội ngũ VCHC cũng gặp nhiều khó khăn khi tỉ lệ nữ giới lúc nào cũng chiếm phần hơn và đối với đội ngũ VCHC là lực lượng đang sức trẻ thì có một hạn chế là thời gian lập gia đình, sinh con, chăm con đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiệu quả công việc của đội ngũ VCHC cũng như hiệu quả

Biểu đồ 2.2: Thống kê thu hút đội ngũ VCHC theo trình độ

Số liệu thống kê về thu hút đội ngũ VCHC trong 05 năm qua đã cho thấy cái nhìn tồn diện, phản ánh thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ được tuyển dụng bổ sung cho các đơn vị. Những phân tích trong nghiên cứu đặt ra cho Nhà trường, đội ngũ lãnh đạo quản lý phải có chính sách, cơ chế thu hút bới với định hướng phát triển nguồn nhân lực trong đó xác định vai trị quan trọng của VCHC thì việc thu hút, tuyển dụng được những người có năng lực thực sự sẽ tác động rất rõ n t về chủ trương cũng như cơng tác xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với Nhà trường, với đội ngũ hiện có và đáp ứng được định hướng tương lai.

2.3.2. Thực trạng chất lượng viên chức hành chính

Bảng 2.3. Thống kê số lượng VCHC phát triển nâng cao trình độ

TT Trình độ 2014 2015 2016 2017 2018

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 Tiến sĩ 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0

2 Thạc sĩ 2 1 3 0 0 1 5 1 0 1

3 Đại học 2 0 0 0 1 3 1 1 1 0

4 CCCT 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0

Bảng 2.4. Thực trạng năng lực chuyên môn của VCHC trường ĐHNT (n=60)

TT Năng lực chuyên môn

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Kiến thức chung đáp ứng khung

năng lực vị trí việc làm của cá nhân 14 24 10 11 1 2.35 5 2 Khả năng thực thi công việc 7 18 19 14 2 2.77 2 3 Khả năng độc lập và chủ động

trong xử lý công việc 10 23 19 7 1 2.43 4 4 Khả năng sáng tạo trong thực thi

công việc 0 23 24 12 1 2.85 1

5 Khả năng phối hợp giữa cá nhân với

cá nhân và giữa cá nhân với đơn vị 11 21 15 11 2 2.53 3

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.59

Qua số liệu bảng 2.4, có thể nhận thấy:

Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ VCHC Nhà trường có điểm trung bình chung ở mức trung bình (TBC: 2,59) nhưng ở cận trên của thứ hạng trung bình và tiệm cận với mức khá, điều này phản ánh đội ngũ VCHC có trình độ chun mơn và năng lực nghiệp vụ về cơ bản đáp ứng được u cầu cơng việc và có nền tảng kiến thức đáp ứng yêu cầu cơng việc.

Trong năm tiêu chí về năng lực chun mơn của đội ngũ VCHC Nhà trường, tiêu chí Khả năng sáng tạo trong thực thi cơng việc có thứ bậc cao nhất, được đánh giá với mức khá (TB: 2,65) điều này phản ánh đội ngũ VCHC được đào tạo chính quy và biết vận dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và đúc rút kinh nghiệm trong thực tế công việc, đồng thời phản ánh đội ngũ đang ở giai đoạn sức trẻ với nhiều sáng tạo, năng động trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, tiêu chí Năng lực chuyên môn Kiến

thức chung đáp ứng khung năng lực vị trí việc làm của cá nhân chỉ được đánh giá với

ở mức trung bình (TB: 2,35) điều này đã phản ánh đúng thực trạng về số lượng VCHC được đào tạo đúng chuyên ngành còn hạn chế như chuyên ngành hợp tác quốc tế tại phòng Hợp tác đối ngoại, như chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực tại phòng Tổ chức Hành chính, như chun ngành thơng tin lưu trữ tại Thư viện…

Qua kết quả đánh giá đặt ra cho Lãnh đạo Nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp hơn nữa trong công tác quy hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ VCHC, đặc biệt trong công tác tuyển dụng cần phải xây dựng khung năng lực vị trí việc làm rõ ràng, cụ thể, chi tiết để đáp ứng thơng tin đầy đủ trong tiêu chí tuyển dụng của kế hoạch tuyển dụng định kỳ, đôi khi với các lĩnh vực khó tuyển phải áp dụng chính sách cử tuyển để đào tạo nhân lực phù hợp nhất đáp ứng yêu cầu đối với vị trí việc làm tương ứng.

Bảng 2.5. Thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của VCHC trường ĐHNT (n=60)

TT Kỹ năng nghề nghiệp Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Kỹ năng soạn thảo văn bản 17 18 16 8 1 2.30 4 2 Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề 17 18 19 6 0 2.23 5 3 Kỹ năng tổ chức, khảo sát và đặt

vấn đề 20 18 15 6 1 2.17 6

4 Kỹ năng lắng nghe và tiếp đón đối

tượng làm việc 8 20 20 11 1 2.62 2

5 Kỹ năng thuyết trình, giải trình và

báo cáo 15 18 19 7 1 2.35 3

6 Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm 2 20 20 17 1 2.92 1

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.43

Qua số liệu bảng 2.5, có thể nhận thấy:

Thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của VCHC Nhà trường được đánh giá ở mức trung bình (TBC: 2,43) và nằm ở cận trên của thang điểm trung bình, phản ánh kỹ năng nghề nghiệp của VCHC cần phải được quan tâm bồi dưỡng nhiều.

Trong sáu tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp có tiêu chí Kỹ năng phối hợp làm

việc nhóm có điểm đánh giá mức khá (TB: 2,92) trong khi tiêu chí Kỹ năng tổ chức, khảo sát và đặt vấn đề được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,17) nhưng ở thang điểm tiệm cận với yếu. Kết quả này cho thấy, có sự bất cập khi so sánh hai tiêu chí này, nhưng đây là một thực tế diễn ra đối với đội ngũ VCHC Nhà trường, đó là đa phần cịn trẻ tuổi ln có tinh thần cầu thị và học hỏi lại được làm việc trong mơi

trường đào tạo có truyền thống đồn kết và dân chủ; tuy nhiên, đối tượng VCHC này sẽ bộc lộ các hạn chế khi triển khai các nhiệm vụ địi hỏi tính độc lập cao như lập kế hoạch tổ chức một sự kiện hoặc chuẩn bị, tìm kiếm thơng tin giải quyết các thắc mắc, kiện tụng của VC và người lao động… Điều này đã đặt ra cho lãnh đạo cần phải quan tâm nâng cao và hoàn thiện các bộ quy chuẩn và các quy trình xử lý cơng việc cũng như hệ thống lưu trữ thông tin và tường minh thông tin trong Nhà trường.

Trong số liệu bảng 2.5, kỹ năng nghề nghiệp của VCHC có điểm đạt trung bình (TBC: 2,43), trong đó chỉ có hai tiêu chí điểm được đánh giá ở mức khá là Kỹ

năng lắng nghe và tiếp đón đối tượng làm việc (TB: 2,62) và Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm (TB: 2,92), phản ánh các kỹ năng của VCHC còn chưa đạt yêu cầu đáp

ứng cơng việc, viên chức phải có kế hoạch tự bồi dưỡng và đặc biệt phòng chức năng phải tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kịp thời nhằm nâng cao năng lực đội ngũ VCHC đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo mà trong đó VCHC giữ vai trị khơng thể thiếu.

Bảng 2.6. Thực trạng thái độ nghề nghiệp của VCHC trường ĐHNT (n=60)

TT Thái độ nghề nghiệp Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc,

sinh hoạt tập thể 3 22 19 15 1 2.82 3

2 Tinh thần trách nhiệm trước công việc 1 23 21 10 5 2.91 1

3 Ý thức vận dụng kiến thức chuyên môn

nghiệp vụ trong giải quyết công việc 3 25 20 11 1 2.70 4 4 Sự nỗ lực hồn thành cơng việc đúng thời hạn 7 27 15 10 1 2.52 8

5 Tính năng động, tinh thần dám nghĩ,

dám làm 3 27 18 11 1 2.67 5

6 Tinh thần không ngừng học tập, tự đào

tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 12 18 17 10 3 2.57 6 7 Ứng xử, giao tiếp lịch thiệp trong công việc 2 22 19 15 2 2.88 2 8 Tạo dựng uy tín cá nhân trong đơn vị 7 25 19 7 2 2.53 7

Qua số liệu bảng 2.6, có thể nhận thấy:

Thực trạng thái độ nghề nghiệp của VCHC Nhà trường có điểm trung bình ở mức khá (TBC: 2,70), với 5/8 tiêu chí có điểm khá và 3/8 tiêu chí ở mức trung bình nhưng tiệm cận với mức khá; trong đó tiêu chí Tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao được đánh giá cao nhất (TB: 2,91), đã khẳng định ý thức trong công

việc của các VCHC Nhà trường rất cao và đã được huấn luyện, đào tạo để có được ý thức nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, tiêu chí Sự nỗ lực hồn thành cơng

việc đúng hạn chí ở mức trung bình tiệm cận đến mức khá (TB: 2,52), điều này xem

ra là khập khiễng, nhưng đòi hỏi các lãnh đạo Nhà trường phải phân tích một cách khoa học và đưa ra giải pháp quản lý sâu sát, phù hợp hơn để thúc đẩy các thái độ làm việc ngày càng tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả công việc. Bởi theo Tháp nhu cầu của A.Maslow, việc thể hiện cái tôi của bản thân là một nhu cầu chính đáng đạt đến ở tầng cao nhất; tính hiếu thắng, tính tự cao đơi khi dẫn đến ảnh hưởng cơng việc khơng hồn thành theo đúng kế hoạch, mặc dù với tinh thần trách nhiệm nhưng trong tư tưởng vẫn muốn thể hiện cái tôi của mỗi cá nhân, bản thân sẽ quyết định sự thành công của công việc. Đây là biểu hiện của hiện tượng tâm lý đúng quy luật.

Khi phân tích các số liệu thu được, điều cần phải suy nghĩ, đó là tiêu chí Tạo

dựng uy tín cá nhân trong đơn vị được đánh giá ở điểm số trung bình (TB: 2,53),

hơn điểm của tiêu chí có điểm thấp nhất là 0,01 điểm. Đây là vấn đề cần quan tâm, bởi cũng dựa trên tháp nhu cầu của A.Maslow, ở tầng cao nhất con người muốn thể hiện cái tôi của bản thân, muốn được công nhận “giá trị” của bản thân, nhưng hiện nay lại khơng chịu tạo dựng uy tín cá nhân, nghĩa là khơng cố gắng nỗ lực, sẽ hình thành những con người “vỗ ngực xưng oai” về bằng cấp cao, chủ quan về tuổi đời, về kinh nghiệm của bản thân, dẫn đến thực tế trong công việc lại khơng hồn thành một cách có hiệu quả nhất, khơng có tinh thần phấn đấu để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao đối với VCHC trong Nhà trường. Kết quả thái độ nghề nghiệp của VCHC là điều kiện để phát huy tinh thần học tập theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục, đó là học tập suốt đời.

Bảng 2.7. Thực trạng phẩm chất chính trị của VCHC trường ĐHNT (n=60) TT Phẩm chất chính trị Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Đạo đức, lối sống trong sáng 0 1 20 32 7 3.75 1 2 Tuân thủ các nội qui, qui định do

Trường đề ra 1 12 26 17 4 3.18 3

3 Có ý thức tự đào tạo bồi dưỡng 3 18 25 11 3 2.88 4 4 Có tinh thần hợp tác trong quan hệ

đông nghiệp 1 10 18 26 5 3.40 2

5 Có tinh thần xây dựng mơi trường

dân chủ và đồn kết 9 22 17 11 1 2.55 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)