Đối với đội ngũ lãnh đạo Nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 71 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính của Trường

2.4.1. Đối với đội ngũ lãnh đạo Nhà trường

Bảng 2.10. Thực trạng hoạt động tuyển dụng của đội ngũ lãnh đạo Nhà trường

TT Hoạt động tuyển dụng

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt Điểm TB

Thứ bậc 1 Công bố kế hoạch chiến lược

phát triển đội ngũ VCHC đến năm 2020 tầm nhìn 2030

12 23 12 7 6 2.53 5

2

Qui định cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ VCHC có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí việc làm, cam kết làm việc lâu dài tại Trường

3 18 21 15 3 2.95 2

3

Xây dựng quy hoạch đội ngũ lãnh đạo và quản lý các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

15 18 10 11 6 2.58 4

4

Xây dựng Quy hoạch chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với VCHC

0 20 25 13 2 2.95 3

5 Xây dựng Đề án vị trí việc làm

trường ĐHNT 0 20 23 13 4 3.02 1

6

Xây dựng Đề án tự chủ đại học trong tổ chức bộ máy, tài chính và tuyển sinh đào tạo

12 24 11 10 3 2.47 6

ĐIỂM TRUNG BÌNH

CHUNG 2.75

Qua số liệu bảng 2.10, có thể nhận thấy:

Thực trạng hoạt động tuyển dụng của đội ngũ lãnh đạo Nhà trường được đánh giá ở mức khá (TBC: 2,75) và nằm ở cận dưới của thang điểm khá, kết quả này phản ánh nếu trong quá trình triển khai hoạt động tuyển dụng mà không đảm bảo sự ổn định và không phấn đấu để ngày càng hoàn thiện hơn về quy trình, bộ quy chuẩn để tuyển dụng được đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đề ra thì hoạt động tuyển dụng sẽ có nguy cơ bị đánh giá ở mức trung bình; điều nay sẽ gây ra nhiều khó khăn trong phát triển đội ngũ VCHC của Nhà trường bởi các hạn chế về năng lực chuyên môn của đội ngũ chưa được khắc phục triệt để.

Xem x t kết quả đánh giá thực trạng hoạt động tuyển dụng của đội ngũ lãnh đạo Nhà trường,nhận thấy hoạt động Xây dựng Đề án vị trí việc làm của lãnh đạo Nhà trường có điểm đạt khá (TB: 3,02), phản ánh đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng Đề án theo quy định của Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và cũng phản ánh đúng về nhận thức của Lãnh đạo Nhà trường đối với vai trò và tầm quan trọng của Đề án VTVL, Đề án không chỉ giúp cho hoạt động tuyển dụng được công khai minh bạch về số lượng và tiêu chuẩn,đúng quy trình và tường minh trong triển khai thực hiện, mà còn giúp Nhà trường tuyển dụng được đội ngũ VCHC đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của khung năng lực vị trí việc làm; đồng thời giúp cho nhà trường rà soát, định danh định biên, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Nhà trường theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp nhất. Thụng qua xõy dựng Đề ỏn VTVL sẽ phản ỏnh giỏ trị cốt lừi của Nhà trường đó là năng động và sáng tạo bởi thực tế hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ba lần dự thảo và lấy ý kiến góp ý về chủ trương ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 41/2012/NĐ-CP về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Bên cạnh đó các hoạt động Xây dựng quy hoạch chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với VCHCvà hoạt động Quy định cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ VCHC có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí việc làm, cam kết làm việc lâu dài tại Trường đều được đánh giá mức khá (TB: 2,95);tuy nhiên, dựa trên nội dung đánh giá thực trạng hoạt động tuyển dụng nhận thấy công tác ban hành cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ có vai trò quan trọng hơn so với công tác quy hoạch chuyên môn nghiệp vụ do đó đã sắp xếp thứ bậc của hoạt động này cao hơn và được

Một vấn đề cần phải quan tâm khi hoạt động Xây dựng Đề án tự chủ đại học trong tổ chức bộ máy, tài chính và tuyển sinh đào tạo được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,47) và hoạt động Công bố Kế hoạch chiến lược phát triển đội ng VCHC đến năm 2020 tầm nhìn 2030 được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,53). Kết quả này phản ánh khách quan hiện nay các trường đại học đang còn lúng túng với Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP ban hành ngày 14/02/2015 về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay để chuẩn bị cho xu thế tự chủ đại học, các trường thường quan tâm đến 3 khía cạnh chính của tự chủ là: tự chủ về chuyên môn, tự chủ về bộ máy tổ chức nhân sự và tự chủ về tài chính; quyền tự chủ càng cao thì trách nhiệm đối với xã hội càng lớn, trách nhiệm trong chất lượng đào tạo, trách nhiệm với sinh viên học viên, trách nhiệm trước nhà nước và người sử dụng lao động. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng của các cơ sở GD đại học nói chung và Trường ĐHNT nói riêng đều đang gặp các rào cản trong việc tự chủ và vẫn hiểu sai, hiểu chưa triệt để về tự chủ. Phân tích và đánh giá như vậy nhưng không phải không có điểm sáng trong tiếp cận cơ chế tự chủ, Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy trực thuộc Nhà trường là mô hình thành công về tự chủ trong đó tự chủ về tài chính và tự chủ chuyên môn là triệt để nhất.

Bảng 2.11. Thực trạng hoạt động đánh giá của đội ngũ lãnh đạo Trường

TT Hoạt động đánh giá

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1

Xây dựng Quy định công tác đánh giá và phân loại đối với đơn vị, công chức và viên chức và người lao động tại trường ĐHNT

18 13 14 12 3 2.48 3 2 Định hướng áp dụng CNTT trong đánh giá

online 17 11 10 15 7 2.73 2

3

Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong triển khai thực hiện công tác đánh giá

2 13 23 20 2 3.12 1

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.78

Qua số liệu bảng 2.11, có thể nhận thấy:

Hoạt động đánh giá của lãnh đạo Nhà trường được đánh giá ở mức khá (TBC: 2,78) tuy nhiên điểm số này đang ở cận dưới của thang điểm khá, điều này phản ánh hoạt động đánh giá bước đầu đi vào nề nếp, các quy định hướng dẫn, công cụ đánh giá thông qua bộ tiêu chí đánh giá đang được xây dựng và hoàn thiện.

Trong ba tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá của lãnh đạo Nhà trường thì tiêu chí Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong triển khai thực hiện công tác đánh giá được đánh giá cao nhất với mức khá (TB: 3,12) ở cận trên của thang điểm khá điều này phản ánh lãnh đạo Nhà trường đã xây dựng mối quan hệ phối hợp với các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên; giữa các khoa – phòng - ban và giữa các cá nhân trong Nhà trường. Các mối quan hệ luôn có sự phối hợp chặt chẽ và đoàn kết nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra. Công tác quản lý thông qua xây dựng quy chế phối hợp đó là kim chỉ nam, là thước đo cho mọi đơn vị, mọi cá nhân áp dụng và thực hiện. Tuy nhiên hoạt động Xây dựng Quy định công tác đánh giá và phân loại đối với đơn vị, công chức và viên chức và người lao động tại trường ĐHNT chỉ được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,48). Đây là một thực tế, việc chuyển đổi phương thức đánh giá từ định tính sang định lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng các thang đo đánh giá chưa đáp ứng sự kỳ vọng của mọi người. Các vấn đề này đặt ra cho lãnh đạo Nhà trường những yêu cầu cần phải xem x t thấu đáo, việc tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá trong Nhà trường.

Hoạt động đánh giá là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý.

Yêu cầu về kết quả đánh giá phải chính xác, dân chủ, minh bạch và kịp thời.

Phương thức đỏnh giỏ phải thuận lợi, cụ thể và rừ ràng. Với tiờu chớ Đinh hướng ỏp dụng CNTT trong đánh giá online được đánh giá mức khá (TB: 2,73) cao hơn cả hoạt động xây dựng công tác đánh giá chứng tỏ việc lãnh đạo Nhà trường vận dụng CNTT vào hoạt động đánh giá là một bước đi sáng tạo và năng động. Kết quả khảo sát đã đáp ứng đòi hỏi của mọi người và đã được đánh giá ở mức độ thực hiện khá, dù đang tiệm cận rất gần với thang đo trung bình, nhưng cũng đã là nguồn động viên cho sự nỗ lực của Nhà trường và tổ CNTT trong việc áp dung CNTT vào hoạt động đánh giá VC Nhà trường.

Hoạt động đánh giá khi xác định đúng vai trò của đội ngũ VCHC trong Nhà trường, xem đội ngũ này như những người quản lý theo chức năng, điều này sẽ tạo ra các yêu cầu cao hơn về tính chủ động trong công việc, năng lực tự quản lý, tự giám sát công việc được giao và trên hết là tạo động lực cho đội ngũ VC phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của lãnh đạo Trường

TT Hoạt động khen thưởng

Mức độ thực hiện

Yếu TB Khá Tốt Rất tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1 Rà soát định kỳ và hoàn thiện Quy

chế chi tiêu nội bộ 2 19 17 16 6 3.08 1

2

Xây dựng chiến lược gắn kết việc khen thưởng với chiến lược phát triển VCHC

12 29 10 8 1 2.28 6

3

Xây dựng Chương trình hành động triển khai phong trào thi đua trong VCHC và học viên, sinh viên toàn trường

3 21 21 14 1 2.82 4

4 Xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

trong nhiệm kỳ cho cá nhân VCHC 4 15 27 9 5 2.93 2 5 Xây dựng Đề án Quy hoạch và bồi

dưỡng đội ngũ VCHC 2 21 25 10 2 2.82 3

6 Xây dựng kế hoạch tái tạo sức lao

động cả về sức lực và trí lực 21 19 14 5 1 2.10 7

7

Xây dựng đề án cơ sở vật chất theo lộ trình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của môi trường đào tạo và học thuật của Trường

15 19 19 6 1 2.32 5

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.62

Qua số liệu bảng 2.12, có thể nhận thấy:

Thực trạng hoạt động khen thưởng đãi ngộ của lãnh đạo Nhà trường được

đánh giá ở mức khá (TBC: 2,62) và ở cận dưới của thang điểm khá và và ở ranh giới với thang điểm trung bình.

Trong bảy tiêu chí của hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của lãnh đạo Nhà trường có tiêu chí Rà soát định kỳ và hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ được đánh giỏ ở mức khỏ (TB: 3,08), đõy là minh chứng rừ n t về mức độ quan tõm của lónh đạo Nhà trường đối với đội ngũ VC và người lao động, Nhà trường thưởng xuyên rà soát định kỳ, điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ nhằm hạn chế các bất cập, đồng thời áp dụng và vận dụng kịp thời các quy định của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền lợi cho mọi người cũng như đảm bảo nguyên tắc tài chính trong thanh quyết toán các đề tài, dự án…Điều này giúp cho mọi VC an tâm trong thực thi nhiệm vụ và tạo động lực mạnh mẽ cho VC Nhà trường lam việc với thái độ tích cực hơn nữa.

Tuy nhiên trong các tiêu chí nhằm đánh giá thực trang hoạt động khen thưởng, đãi ngộ của lãnh đạo Nhà trường thì tiêu chí Xây dựng kế hoạch tái tạo sức lao động cả về sức lực và trí lực được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,10). Đây là tiêu chí nhằm đánh giá và nhận diện một cách tổng thể và toàn diện nhất về chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng của lãnh đạo Nhà trường đang quan tâm, xây dựng và vận hành. Kết quả đánh giá tiêu chí đã phản ánh đặc thù quản lý trong chế độ đãi ngộ của Nhà trường so với các trường tốp đầu và so với các trường ngoài công lập đang có xu thế học hỏi, tiếp cận rất nhanh hoạt động tưởng thưởng và đãi ngộ dành cho nhân viên của các trường đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình và nằm ở cận dưới thang đo trung bình, gần đến mức yếu, phản ánh và đánh động đối với với lãnh đạo Nhà trường trong công tác quản lý hoạt động tưởng thưởng và đãi ngộ. Bởi hiệu quả hoạt động của tiêu chí này sẽ góp phần kích thích hoạt động phát triển đội ngũ VC nhà trường nói chung và VCHC nói riêng. Việc tiêu chí này có đến 21 người (chiếm 34%) đánh giá yếu trong khi đa số các tiêu chí hoạt động khác chỉ có khoảng mười người đánh giá yếu cho thấy đội ngũ lãnh đạo và quản lý của Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến VC và người lao động trong việc tái tạo sức lao động, trí lực thông qua các hoạt động nghỉ ngơi giữa giờ, sinh hoạt giải trí…

Bên cạnh đó tiêu chí Xây dựng chiến lược gắn kết việc khen thưởng với chiến lược phát triển VCHC cũng được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,28), phản ánh

trong quản lý công tác khen thưởng, đãi ngộ bên cạnh việc đưa ra các quy định, quy chế nhằm tạo ra thước đo công bằng cho mọi cá nhân thì người lãnh đạo cần quan tâm đến giá trị tinh thần, “của cho không bằng cách cho”; việc khen thưởng phải kịp thời, đúng thời điểm, phải động viên cả về tinh thần lẫn vật chất,đảm bảo sự hài hòa với việc biểu dương, ghi nhận và tiến đến quy hoạch vị trí việc làm tốt hơn, phù hợp với năng lực và có cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn. Đây là yếu tổ góp phần không nhỏ vào thành công của chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường.

Bảng 2.13. Thực trạng hoạt động định hướng phát triển của lãnh đạo Trường

TT Hoạt động định hướng phát triển

Mức độ thực hiện Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt

Điểm TB

Thứ bậc

1

Xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐHNT theo định hướng nghiên cứu đến năm 2020 tầm nhìn 2030

0 1 19 29 11 3.83 1

2

Định hướng Kế hoạch phát triển đội ngũ VCQL và VCHC trong thời kỳ tự chủ đại học vàtheođịnh hướng nghiên cứu

8 6 27 17 2 2.98 2

3

Định hướng khung năng lực vị trí việc làm đối với đội ngũ VCHC trong giai đoạn tự chủ đại học, định hướng nghiên cứu và đón đầu cách mạng công nghệ4.0

8 26 16 8 2 2.50 3

4

Xây dựng hệ thốngcơ sở dữ liệu dự báo trong đào tạo, NCKH để linh hoạt điều chỉnh đội ngũ VCHC đáp ứng sự thay đổi

19 19 10 10 2 2.28 4

5

Xây dựng Đề án Phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu năng lực về ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ

17 22 12 7 2 2.25 5

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.77

Qua số liệu bảng 2.13, có thể nhận thấy:

Kết quả hoạt động định hướng phát triển của lãnh đạo Nhà trường được đánh

giá ở mức khá (TBC: 2,77) và nằm ở cận dưới của thang điểm khá. Kết quả này đã đặt ra lãnh đạo Nhà trường một số vấn đề cụ thể như để có một định hướng mang tính chiến lược, thực tiễn và khoa học đòi hỏi cần hoàn thiện các Đề án phát triển chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tự chủ tài chính, quản trị nhà trường… cũng như kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

Trong sáu tiêu chí của hoạt động định hướng phát triển có tiêu chí Xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐHNT theo định hướng nghiên cứu đến năm 2020 tầm nhìn 2030 được đánh giá ở mức tốt (TB: 3,83). Số liệu đã phản ánh xác thực hoạt động xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đã được triển khai cụ thể, kịp thời và có định hướng cụ thể nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của Nhà trường, nội dung của Kế hoạch cũng đã được thông qua với sự nhất trí cao trong toàn thể CBVC bao gồm cả các thành viên vừa được tham gia đánh giá các tiêu chí này.Kế hoạch chiến lược với những mục tiêu giáo dục, mục tiêu cụ thể phát triển đào tạo, phát triển NCKH và CGCN sẽ là kim chỉ nam cho lãnh đạo Nhà trường xây dựng các bước đi chi tiết, định hướng cụ thể cho sự phát triển của Nhà trường.

Ở phía ngược lại trong hoạt động định hướng phát triển, tiêu chí Xây dựng Đề án Phát triển đội ng VCHC đáp ứng yêu cầu năng lực về ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,25) và tiêu chí Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự báo trong đào tạo, NCKH để linh hoạt điều chỉnh đội ng VCHC đáp ứng sự thay đổi được đánh giá ở mức trung bình (TB: 2,28). Nghiên cứu nhận thấy hai tiêu chí này có số lượng người tham gia đánh giá cho mức điểm yếu là 17 và 19 người chiếm tỉ lệ khoảng 33% so với các tiêu chí khác chỉ có 8 người chiếm tỉ lệ khoảng 13% thậm chí có tiêu chí không có điểm số yếu. Nhận định theo hướng tích cực thì số liệu phân tích ở trên đưa ra nhận x t có một nhóm người đánh giá (chiếm hơn 30%) có đánh giá khắt khe và mang tính xây dựng đối với thực trạng hoạt động này và họ yêu cầu cần đặt ra cho các hoạt động này là rất cao và quan trọng, đòi hỏi lãnh đạo Nhà trường phải quan tâm xây dựng kế hoạch và giải pháp nhằm phát triển đội ngũ VCHC chuyên nghiệp và đáp ứng yêu cầu năng lực theo VTVL được phân công, phân nhiệm.

Theo bảng đỏnh giỏ 2.13 rừ ràng hoạt động định hướng phỏt triển Nhà trường với các tiêu chí đa phần được đánh giá ở mức trung bình, đây là một thách thức đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải xem x t một cách nghiêm túc thấu đáo và kỹ lưỡng để góp phần vào thành công của nhà Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)