Biện pháp 3: Quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH

3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường

3.3.3. Biện pháp 3: Quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chính

a. Cơ sở đề xuất biện pháp

- Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá tại Bảng 2.5-Thực trạng hoạt động tuyển dụng của đội ngũ lãnh đạo Trường trong đó có tiêu chí Xây dựng Quy hoạch chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với VCHC chỉ được đánh giá ở mức khá và ở cận dưới của thang khá. Điều này phản ảnh công tác quy hoạch chuyên môn đội ngũ chưa đáp ứng được xu thế.

- Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá tại Bảng 2.1-Năng lực của đội ngũ VCHC và Bảng 2.2 – Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ VCHC đều được đánh giá ở

mức trung bình. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo và VCQL phải nhận diện ra những nguyên nhân đồng thời phải tiến hành bồi dưỡng đội ngũ VCHC. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động của Nhà trường không bị ảnh hưởng thì đồi hỏi phải có biện pháp quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ VCHC.

b. Mục đích ý nghĩa

- Xây dựng đội ngũ VCHC có quy mô hợp lý, đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển theo cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ (lĩnh vực, chuyên ngành), cơ cấu về trình độ, cơ cấu về tuổi tác, giới tính.

- Quy hoạch đội ngũ VCHC, tiến tới đủ số lượng, tăng về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chức danh, xây dựng được một số CV đầu đàn làm nòng cốt.

- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển đội ngũ VCHC có kinh nghiệm, năng lực công tác, đáp ứng mọi yêu cầu công việc trong lĩnh vực phục vụ đào tạo, KHCN, hành chính, hợp tác, quản lý sinh viên.

c. Tổ chức thực hiện

* Đối với đội ng lãnh đạo

- Nhà trường tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ VCHC (cả về số lượng và chất lượng), đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ theo các tiêu chí về trình độ chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng đáp ứng yêu cầu theo vị trí công việc.

- Lãnh đạo Nhà trường dự báo nhu cầu sử dụng VCHC trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường trên cơ sở cân đối tỉ lệ với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên để đáp ứng đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

- Trên cơ sở dự báo, quy hoạch đội ngũ theo chức năng và vị trí công việc, các phòng, khoa, trung tâm xây dựng và đề xuất đề án đội ngũ VCHC đảm bảo quy mô hợp lí, có cơ cấu đồng bộ về chuyên môn (ngành, chuyên ngành), trình độ và về độ tuổi, giới tính, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

* Đối với đội ng viên chức quản lý

-Tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo được tính liên tục phát triển và trẻ hoá đội ngũ VCHC, không để xảy ra tình trạng hẫng hụt về đội ngũ, nhất là những vị trí việc làm cần có thời gian trau dồi về kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống.

- Tổ chức thường xuyên các khóa, lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày/dài hạn, các chuyên đề nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn đã tuyên bố hướng đến việc chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy, động viên đội ngũ VCHC để phát huy tối đa năng lực chủ động, sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi VCHC. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn đối với từng loại VCHC và các tiêu chí đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ công việc.

- Các đơn vị lập kế hoạch công tác hàng năm, rà soát nhân lực, tính toán số lượng VCHC kế cận để thay thế đội ngũ có tuổi đời tương đối cao, tạo nên nhân tố mới chuẩn bị kế tiếp đội ngũ cũ, đặc biệt là lớp cán bộ cốt cán thế hệ đi trước.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu xã hội. Đồng thời có cơ chế khuyến khích VCHC tham gia các khóa dào tạo, đào tạo lại, sử dụng và đãi ngộ VCHC thoả đáng, nhằm phát huy tối đa năng lực công tác của đội ngũ VCHC.

- Phòng Tổ chức Hành chính xây dựng kế hoạch tổng thể về hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời, dự báo xu thế, tác động xã hội để đề xuất kế hoạch phát triển đội ngữ đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn.

- Phòng Tổ chức Hành chính, Kế hoạch Tài chính phối hợp với các đơn vị trong công tác dự báo, dự trù kinh phí bồi dưỡng hàng năm, đề xuất kế hoạch đào tạo bồi dưỡng (kể cả đào tạo lại) cho đội ngũ VCHC của Trường.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lý phải được quán triệt đầy đủ, phải đảm bảo có nhận thức đúng đắn, chính xác, đầy đủ và toàn diện về hoạt động bồi dưỡng, từ đó mới chỉ đạo xây dựng được chính sách quy hoạch khoa học và hợp lý.

- Đề án VTVL và bộ khung năng lực phải được hoàn thiện và các cấp thẩm quyền phê duyệt làm kim chi nam cho công tác quy hoạch đội ngũ VCHC theo VTVL.

- Đội ngũ viên chức tham gia công tác quy hoạch phải có nhận thức với tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc, trách nhiệm và chuyên nghiệp nhằm thực hiện chính xác mục tiêu, chỉ đạo của quy hoạch bồi dưỡng VCHC.

3.3.4. Biện pháp 4: Đổi mới cơ chế lương, thưởng, đãi ngộ đối với đội ngũ viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)