Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 103 - 105)

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ VCHC của trường ĐHNT theo vị trí việc làm. Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, Luật Giáo dục đại học 2018 sửa đổi, đề án vị trí việc làm.

Biện pháp phải phù hợp với định hướng phát triển của trường ĐHNT. Trong đó cần phải được thực hiện đổi mới theo hướng chuẩn hố đội ngũ thơng qua công tác tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng VCHC, đánh giá theo khung năng lực VTVL.Mục tiêu của phát triển đội ngũ VCHC theo VTVL là rà soát đánh giá thực trạng đội ngũ VCHC, thực trạng quản lý đội ngũ; từ đó có kế hoạch phân bổ, điều động, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí cơ cấu nhân sự phù hợp với năng lực, đáp ứng được khung năng lực VTVL; cũng như có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ VCHC đáp ứng VTVL đang được bố trí theo chức danh. Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tăng cường công tác đãi ngộ, tưởng thường nhằm giúp Nhà trường đổi mới cơ chế quản lý, đánh giá VCHC đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, cơng khai, minh bạch, phát huy năng lực, khả năng công tác của từng VCHC.

3.2.2. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn; dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống cơ sở lý luận của khoa học giáo dục, khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác, bên cạnh đó biện pháp đề xuất cũng phải mang tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng vào thực tế, nhất là thực tế xây dựng đề án VTVL. Cụ thể, trong q trình đề xuất biện pháp tính khoa học phải được đảm bảo thơng qua các điều kiện:

- Đảm bảo tính hợp lý, khách quan, chính xác, tin cậy;

- Tơn trọng quy luật khách quan, quy luật kinh tế, tâm lý, xã hội, công nghệ, qui luật quản lý:

- Phù hợp bối cảnh quản lý, năng lực quản lý, đối tượng quản lý.

- Dựa trên cơ sở tính tốn có căn cứ, dữ liệu chân thực, phương pháp phân tích phù hợp và đồng bộ;

Tính thực tiễn trong q trình đề xuất các biện pháp quản lí đội ngũ VCHC phải đáp ứng các điều kiện: bám sát kế hoạch chiến lược của Nhà trường, định hướng phát triển của nhà trường, mục tiêu, sứ mệnh trong đào tạo, NCKH, phục vụ cộng đồng. Các biện pháp được đưa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết các mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.

Như vậy, các biện pháp được đề xuất phải hướng đến việc nâng cao chất lượng quản lý mọi hoạt động của Nhà trường trong đào tạo, NCKH và CGCN, dựa trên các căn cứ thực tiễn: số lượng VC giảng dạy, VCHC; cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy, trình độ năng lực, phù hợp với cơ cấu độ tuổi, giới, trình độ chun mơn nghiệp vụ, vị trí việc làm tại các đơn vị.

3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và hệ thống

Các biện pháp được đề xuất trước hết phải dựa trên thực trạng của chất lượng đội ngũ VCHC, thực trạng quản lý đội ngũ VCHC, thực trạng việc xây dựng đề án VTVL và khung năng lực. Biện pháp đưa ra phải đáp ứng ngay nhu cầu cấp thiết hiện tại và là cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện biện pháp cho tương lai đáp ứng cơng tác quản lí của tổ chức trong từng bối cảnh giai đoạn cụ thể của nhà trường. Do đó, biện pháp cần phải xem x t, tổng kết và kế thừa những thành tựu (lý luận và thực tiễn) đã được ứng dụng trong quản lý thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp, việc hệ thống hóa khung lý luận, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trong thực tiễn là cơ sở quan trọng và rất cần thiết để biện pháp đáp ưng tính khoa học và thực tiễn. Thơng qua đó, các yếu tố tích cực, phù hợp sẽ được chọn lựa duy trì. Biện pháp đề xuất có thể được đúc kết, vận dụng có chọn lọc một số biện pháp quản lý đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực đã được một số trường áp dụng

Phát triển đội ngũ là một hoạt động đa biến tác động vì vậy cần phải vận dụng một cách đồng bộ và tổng thể các biện pháp. Các biện pháp có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan tương hỗ trong hệ thống. Nghĩa là các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, không đối lập với nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Mỗi biện pháp có vai trị riêng của nó nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm tới mục tiêu chung nhất. Các biện pháp có thể thúc đẩy, hỗ trợ nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau để hướng đến mục đích chung nhất. Mặt khác, việc triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ phát huy được hiệu quả quản lý.

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc biệt là điều kiện thực tế cụ thể của Nhà trường để đảm bảo các công đoạn được triển khai thực hiện nhằm đạt các mục tiêu mong đợi. Tất cả các biện pháp nêu ra phải được kiểm chứng khảo nghiệm có căn cứ khách quan và khả năng thực hiện cao.

Quá trình triển khai các biện pháp đề xuất phải đảm bảo khả năng thực hiện tại các đơn vị của nhà trường. Mặt khác, các biện pháp cũng cần có đặc tính “đi tắt đón đầu” trong xây dựng và hướng đến mục tiêu chuẩn hóa, hồn thiện các hoạt động tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển và đãi ngộ đội ngũ VCHC nhằm thực hiện sứ mạng chiến lược phát triển của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính trường đại học nha trang theo vị trí việc làm (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)