1.3. Đội ngũ viên chức hành chính của trƣờng đại học trong bối cảnh tự
1.3.1. Đặc điểm lao động của đội ngũ VCHC trong trường đại học
Trong mơ hình tổ chức bộ máy các trường đại học ở nước ta hiện nay, phòng ban chức năng là đơn vị quan trọng khơng thể thiếu, nó phối hợp với các khoa, viện đào tạo và các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ cấu thành nên bộ máy hoạt động chính của trường đại học; trong đó phịng ban chức năng có vai trị quan trọng là tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Hiệu trưởng. Điều lệ Trường đại học quy định: “Các phịng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được hiệu trưởng giao...” [5]. Vai trị quan trọng và đặc thù đó
của các phòng ban chức năng trường đại học đã đòi hỏi sự đáp ứng về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ VCHC tại các phòng ban trong trường đại học.
Đội ngũ VCHC trong trường đại học có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo thi hành các chính sách, các hoạt động trong lĩnh vực công tác, là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với các đơn vị, bộ phận trực thuộc và với học viên và sinh viên.
Đội ngũ VCHC có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả quản lý đơn vị đồng thời góp phần cơ bản tạo nên văn hóa chất lượng chung của trường đại học, với những phân cấp rõ ràng, cụ thể tạo nên quyền hạn nhất định trong quá trình soạn thảo và ban hành quyết định quản lý của nhà trường (được quyết định vấn đề mang tính chun mơn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao [31], có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhất định ứng
với hoạt động nghề nghiệp trong quản lý đơn vị và có nghiệp vụ để đáp ứng những địi hỏi nhất định của cơng việc đáp ứng vị trí việc làm của viên chức (có trình độ
chun mơn phù hợp với vị trí việc làm, có khả năng tự lên kế hoạch, tự tổ chức thực hiện và tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc được giao) [31].