Mục đích, nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 117 - 118)

2 .Cơ sở để xây dựng liệu pháp tâm lý

3. Mục đích, nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý

3.1. Mục đích của liệu pháp tâm lý

- Liệu pháp tâm lý trước hết nhằm đạt được một sự thay đổi cụ thể nào đó trên người bệnh. Ví dụ, trong giai đoạn đầu, chúng ta muốn người bệnh được trấn tĩnh; trong giai đoạn hai, chúng ta lại muốn mang đến một sự thay đổi trong ý nghĩ, tình cảm của họ…Chúng ta có thể chia mục đích q trình điều trị thành những mục đích nhỏ (của từng giai đoạn, của từng công việc cụ thể) và khi đạt được những mục đích nhỏ này, có nghĩa là đã đạt được một kết quả chung cuộc. Ví dụ như, từ những kết quả của các liệu pháp thôi miên, ám thị…chúng ta đạt tới kết quả của cả quá trình điều trị người bệnh.

- Có một số trường phái khơng chấp nhận mục tiêu từng phần mà khẳng định rằng, một liệu pháp tâm lý đúng đắn chỉ có mục đích duy nhất là đưa đến một sức khỏe đầy đủ cho người bệnh. Ở họ, mục đích và nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý là đồng nhất. 3.2. Nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý

- Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị người bệnh với sự hỗ trợ của các phương tiện tâm lý theo một mục đích cụ thể, thống nhất.

- Hiệu quả điều trị của liệu pháp tâm lý có thể đạt được bằng nhiều cơ chế và trải ra trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống tâm lý. Khi nói về nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý, đa số các nhà liệu pháp học cho rằng nó khơng những được dùng để

116

điều trị các q trình cơ bản của bệnh mà cịn được dùng để đạt tới kết quả cuối cùng của q trình điều trị người bệnh. Ví dụ như, bằng liệu pháp tâm lý chúng ta có thể làm cân bằng sự lệch lạc về nhân cách của người bệnh và như thế, nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý rất toàn diện.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 117 - 118)