Phân theo thành phần người tham gia

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 122 - 124)

2 .Cơ sở để xây dựng liệu pháp tâm lý

5. Phân loại liệu pháp tâm lý

5.2. Phân theo thành phần người tham gia

Liệu pháp tâm lý cá nhân: một nhà trị liệu và một khách hàng. Thời gian trị liệu mỗi buổi thường kéo dài từ 60 đến 90 phút. Có thể một tuần ba buổi hoặc nhiều hơn điều ấy tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà vấn đề thân chủ gặp phải cũng như sự hợp tác giữa nhà trị liệu và thân chủ.

121 Liệu pháp tâm lý nhóm hay tập thể:

Liệu pháp tâm lý có thể thực hiện ở cấp độ cá nhân, hay nhóm và gia đình. Liệu pháp tâm lý nhóm thích hợp cho những người kém thích nghi xã hội, thiếu hụt về mặt giao tiếp; không biết cách tiếp xúc với bạn bè, sợ tiếp xúc đám đơng, khơng hồ mình được với bạn bè…Liệu pháp tâm lý nhóm được tiến hành như sau:

- Tập hợp trẻ thành nhóm ít nhất từ 3 trẻ trở lên, bắt đầu bằng các hoạt động cùng nhau (chung sở thích) dưới dạng cùng chơi (mèo đuổi chuột, ném bóng, tranh ghế)…tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tham gia. Thơng qua trị chơi người tham gia phải học luật chơi, phải trao đổi thông tin với nhau dần dần trẻ bắt đầu có điều kiện để chia sẻ những nguyện vọng và lo lắng của mình. Hiệu quả điều trị là thơng qua sự giãi bày tâm sự, trẻ cởi bỏ được những mặc cảm, căng thẳng, xung đột, dồn nén.

- Tổ chức trẻ vào một nhóm và tiến hành chơi để điều chỉnh nó nhập vai và ít có khả năng tự quyết định một vấn đề nào đó. Do vậy, thoạt đầu nên sử dụng trị chơi đơn giản để “khởi động”, trong đó chủ yếu là những trị chơi vận động, truyền đạt cảm xúc như “mèo đuổi chuột”, “bịt mắt bắt dê” “tung ném bóng”, “ rồng rắn”, “tranh ghế”….

Điều quan trọng là trò chơi phải làm sống động cảm xúc của trẻ, cuốn hút chúng vui chơi hết mình. Sau đó có sử dụng các trị chơi phân vai, có hướng dẫn mang tính phức tạp hơn (nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu của trị liệu).

Liệu pháp tâm lý gia đình

Trước đây tâm lý học lâm sàng trẻ em thường tập trung điều trị những rối nhiễu tâm lý chính ở đứa trẻ mà ít để ý đến mơi trường gia đình. Có chăng, chỉ là tư vấn giúp bố mẹ đỡ lo lắng, kiên trì giúp con điều trị.

Ngày nay, đa số các nhà trị liệu tâm lý khơng cịn xem trẻ em như một cá thể riêng biệt, mà cho rằng những triệu chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ là biểu hiện của những rối nhiễu quan hệ nào đó hay rối nhiễu của tồn bộ gia đình. Bởi đứa trẻ đó khơng phải là một cá thể đơn độc mà nó là một thành viên của gia đình. Nó có quan hệ thân thích với bố mẹ, ơng bà, anh chị em…do vậy muốn chữa trị tận gốc những rối nhiễu tâm trí của trẻ, ta cần phải chăm chữa cho cả bố mẹ và tồn thể gia đình.

Trị liệu gia đình hay liệu pháp gia đình thực chất là một kiểu đặc biệt của liệu pháp nhóm. Trị liệu gia đình địi hỏi khơng chỉ bản thân trẻ (bị rối nhiễu) được trị liệu mà các thành viên khác của gia đình, đặc biệt bố mẹ cũng phải được điều trị. Nhà trị liệu cần phải tập trung vào những mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân bị rối nhiễu để tìm cách điều chỉnh, cải thiện để thay đổi tình trạng của tồn bộ gia đình.

Điều chỉnh các mối quan hệ khơng thuận lợi trong gia đình bao gồm những việc sau đây:

Giúp bố mẹ ý thức được nguyên nhân, trạng thái rối loạn tâm trí của con trẻ, cải thiện trạng thái tiêu cực của họ và xây dựng lại các mối quan hệ đồng cảm, yêu thương

122

trong gia đình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp loại trừ nguồn gốc thường xuyên gây chấn thương tâm lý cho trẻ (do những xung đột tâm lý trong gia đình và phương pháp giáo dục sai lệch). Vì vậy cần phải tìm hiểu gia đình nhằm phát hiện các yếu tố duy trì các rối nhiễu tâm lý của đứa trẻ do các mối quan hệ giao tiếp khơng thuận lợi trong gia đình gây ra. Sau đó thảo luận với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình về kết quả thăm khám của trẻ. Sau đó tiến hành đồng thời các liệu pháp tâm lý với trẻ và bố mẹ trẻ

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)