Bài 5 : TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
3. Đặc điểm tâm lý và các rối nhiễu tâm lý ở các lứa tuổi
3.6. Tuổi thanh niên
3.6.1 Đặc điểm tâm lý
Đây là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể chất sang sự trưởng thành về phương diện xã hội: là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ; là giai đoạn hình thành và ổn định nhân cách. Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đốn và hành vi. Họ đã xác định được con đường đi trong tương lai, tích cực học tập để nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của đời sống. Giai đoạn này đượac đặc trưng bởi những điểm sau:
- Nhân cách khá ổn định và tiếp tục hồn thiện.
- Hình thành thế giới quan, định hướng chuẩn bị nghề nghiệp.
- Ý chí đạt đến mức cao (tự ý thức), ham hiểu biết; ham hoạt động xã hội . 3.6.2. Những rối nhiễu tâm lý
69
Vấn đề gặp phải thường do hậu quả của các giai đoạn trước để lại như tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, nhân cách khơng ổn định, mặc cảm tự ti...
Ngoài ra, lứa tuổi này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên có thể dẫn đến những hành vi lệch chuẩn như trộm cắp, nghiện hút...và dễ bị “sốc” do các stress. 3.7. Tuổi trung niên
3.7.1. Những đặc điểm tâm lý
Trưởng thành về mặt xã hội, hoàn thiện về nhân cách.
Ở nữ: Cẩn thận, tỷ mỉ, chu đáo, tình thương bền vững, nhiều cảm xúc. Ở nam: Tính cạnh tranh, hiếu thắng, quyết đoán, khát khao yêu mãnh liệt. 3.7.2. Những rối nhiễu tâm lý
Xuất hiện hiện tượng “khủng hoảng tâm lý giữa đời” biểu hiện như mất ngủ, thất vọng, chán chường, thờ ơ lãnh đạm với cuộc sống, nghiện ngập, rượu chè, tự tử, gia đình bất hịa, cuộc sống thiếu thốn, dễ bị các sang chấn tâm lý.
3.8. Tuổi già
3.8.1 Những đặc điểm tâm lý
- Hoạt động của các giác quan thay đổi. - Vận động giảm, thể lực kém, mắt mờ. - Hứng thú hẹp, quan hệ xã hội thu hẹp.
- Thích hướng về quá khứ, đánh giá cao quá khứ. - Vui thú cuộc sống tuổi già.
- Kết thúc con đường danh vọng. 3.8.2. Những rối nhiễu tâm lý
- Xuất hiện cảm giác trầm cảm, cảm giác cô đơn. - Khơng tin ở mình, dễ bị kích động.
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ em
Có nhiều yếu tố đặc hiệu ảnh hưởng đến tương lai mỗi cuộc sống con người và quyết định kiểu mẫu hoạt động của từng người. Những yếu tố ấy được chia thành hai nhóm sau:
4.1.Các yếu tố di truyền
Gen: Tạo ra những nét đặc trưng về thể chất như vóc dáng, nước da, nét mặt, màu tóc, mắt, giới tính.
70
Cấu trúc sinh vật: Những yếu tố này phát triển một cách tuần tự theo sự phát triển của con người mà không cần sự can thiệp của giáo dục. Ví dụ: đến một giai đoạn nhất định thì đứa trẻ cất được đầu; biết ngồi trước khi biết đứng; biết đứng trước khi biết đi... Những đặc điểm này ở những đứa trẻ có cùng độ tuổi là như nhau.
Năng lực trí tuệ: Sự phát triển trí tuệ của đứa trẻ bắt đầu xuất hiện khi chúng có khả năng suy nghĩ. Sự thành thạo các chức năng trí tuệ ảnh hưởng đến q trình nhận thức của chúng.
4.2. Các yếu tố môi trường
Yếu tố giáo dục: Con người cần được học như học tri thức, học kinh nghiệm, học cách ứng xử... Mọi năng lực của một đứa trẻ đều liên quan đến một năng lực bao trùm đó là năng lực học tập. Ngừng học tập có nghĩa là ngừng lớn lên, ngừng lớn lên có nghĩa là khơng cịn tồn tại.
Yếu tố giao lưu: Giao lưu là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi mặt của con người. Thông qua giao lưu mà con người xây dựng cho mình kiểu mẫu họ cần phải học tập. Nếu như được giao lưu với những người có lịng u thương, sự tin cậy, sự trung thực thì con người sẽ có thái độ tương tự như vậy đối với người khác.
Các yếu tố khác: Nếu con người được chăm sóc tốt, được đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển thì sẽ có khả năng cho sự tự hồn thiện mình. Mặt khác, tình trạng sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự lớn lên và phát triển của con người. Nếu làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thì con người sẽ tăng được khả năng đối phó với bệnh tật.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ em? 2. Trình bày những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em?
3. Dựa vào đâu để phân chia tâm lý theo độ tuổi? 4. Trình bày đặc điểm tâm lý ở tuổi thiếu niên
71
Chương 2: TÂM LÝ HỌC Y HỌC Bài 1:ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC Bài 1:ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC 1. Lịch sử phát triển của tâm lý y học
1.1. Lịch sử phát triển của tâm lý học y học trên thế giới
Ngay từ khi Y học tách ra khỏi những quan niệm thần bí để trở thành một khoa học, các thầy thuốc khi đó cũng đã rất quan tâm tới những vấn đề tâm lý. Y học Trung Hoa cổ đại đã đề cập đến mối quan hệ của tâm lý với bệnh tật…
Ở Phương Tây, HiPocrat, người được xem là ơng tổ của nghề y đã nói rằng thầy thuốc cần có 3 thứ để chữa bệnh: con dao, ngọn cỏ và lời nói.
Mặc dù vậy, cũng phải đến thế kỉ thứ XVIII, những ứng dụng của Tâm lý học vào Y học mới rõ nét hơn.
Năm 1882, Galton đã thành lập phịng thí nghiệm nhân trắc để đo những vấn đề khác biệt cá nhân như: độ nhạy cảm giác quan, kỹ năng vận động và thời gian phản ứng. J.Mc.Keen Cattell, nhà tâm lý học Mỹ cũng được nhắc đến như là một trong những người đặt nền móng ban đầu cho trắc nghiệm tâm lý. Cattell cũng đã từng làm việc tại phịng thí nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới (Phịng thí nghiệm tâm lý của W.Wundt) và cũng như Galton, Cattell đi vào nghiên cứu sự khác biệt thời gian phản xạ. Ông cũng cho rằng bằng cách này có thể nghiên cứu được trí tuệ. Thuật ngữ Mental test (test trí tuệ) cũng là của J. Cattell.
Đến cuối thế kỷ XVIII, một bác sĩ người áo tên là F. Mesmer (1734-1815), người sáng lập ra lý thuyết thôi miên, đã sử dụng ám thị để chữa cho hàng nghìn bệnh nhân. Ơng đã đưa ra khái niệm "thể lỏng từ tính động vật" để giải thích hiện tượng ám thị trong thơi miên. Cách giải thích của Ơng đã khơng được Hội đồng khoa học Hồng gia Pari thừa nhận. Mesmer khơng chỉ bị bài xích mà cịn bị coi là phù thủy, bịp bợm. Tuy nhiên cũng chính Hội đồng này, đến năm 1882 đã khôi phục danh dự cho Ông bằng cách thừa nhận sự ám thị như là phương tiện chữa bệnh khoa học.
Cũng trong giai đoạn này, J. Charcot đã nổi tiếng với các biện pháp thôi miên điều trị người bệnh hysteria. Bắt đầu sự hợp tác giữa Bleuler và Freud. Năm 1895 hai ông đã cho xuất bản tập “Những nghiên cứu về hysteria.” Do nhiều lý do, sự hợp tác giữa họ đã bị đổ vỡ. Tuy nhiên sự hợp tác đó cũng đã góp phần thúc đẩy Freud tạo ra hướng đi mới: Phân tâm học.
72
Nếu Galton, Cattell là những người khởi đầu thì Binet và cộng sự của ơng - bác sĩ Simon mới chính là những người thực sự mở ra thời kỳ mới của trắc nghiệm trí tuệ nói riêng và test tâm lý nói chung. Năm 1905, test trí tuệ đầu tiên ra đời theo đơn đặt hàng của Bộ giáo dục Pháp: Thang Binet-Simon (Binet- Simon Scale). Thang được thiết kế nhằm sàng lọc những học sinh có khuyết tật về trí tuệ để có thể có những biện pháp giáo dục đặc biệt hơn đối với những đối tượng này. Do tính hiệu quả của nó, thang Binet-Simon được phổ biến sang nhiều nước. Thang này cũng còn là sự khởi đầu cho hàng loạt các test trí tuệ khác như: test trí tuệ Raven, test trí tuệ Wechsler v.v…
Đầu thể kỉ XX, trong Tâm lý học diễn ra cuộc cách mạng với 3 trường phái lớn: Phân tâm học, Tâm lý học Gestal, Chủ nghĩa Hành vi và muộn hơn một chút, đó là Tâm lý học Mac Xít. Sự xuất hiện của các trường phái lớn đã làm thay đổi thực sự diện mạo của Tâm lý Y học. Nếu như trước đó, những vấn đề về Tâm lý Y học do các thầy thuốc nghiên cứu thì từ thời kì này, sự vào cuộc của các nhà Tâm lý học diễn ra mạnh mẽ hơn. Hàng loạt những luận điểm tâm lý học có dịp được ứng dụng, kiểm nghiệm trong thực tiễn lâm sàng.
+ Phân tâm học với những luận điểm dựa trên nền tảng vô thức đã mở ra một hướng điều trị mới: phân tích tâm lý (phân tâm). Xuất phát từ phân tâm, một loạt các dạng điều trị tâm lý khác đã ra đời và phát triển. Phân tâm cũng còn là cơ sở cho một hướng mới trong các trắc nghiệm tâm lý lâm sàng: các phương pháp phóng chiếu.
+ Chủ nghĩa hành vi lấy hành vi làm phạm trù cơ bản cho mình để từ đó đi vào những vấn đề về trị liệu. Liệu pháp hành vi được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Cũng trên cơ sở lý luận của tâm lý học hành vi, có rất nhiều trắc nghiệm, thang đo tâm lý được xây dựng và đưa vào ứng dụng.
+ Đối với Tâm lý học Mác Xít, phạm trù cơ bản là hoạt động. Một loạt những vấn đề về sự hình thành và phát triển tâm lý cũng như các vấn đề của tâm lý bệnh lý được xem xét và giải quyết từ tiếp cận hoạt động.
Đến giữa thế kỉ thứ XX, một trường phái tâm lý học khác nổi lên, có đóng góp rất đáng kể trong lĩnh vực liệu pháp tâm lý: trường phái tâm lý học Nhân văn và Hiện sinh.
1.2. Lịch sử phát triển tâm lý học y học ở Việt Nam
Ở nước ta, sự phát triển của tâm lý y học còn khá mới mẻ. Trước đây do ảnh hưởng của chiến tranh, của chế độ phong kiến, thực dân nên y học, tâm lý học nói chungvà tâm lý học y học nói riêng chậm phát triển, những quan niệm về bệnh tật còn rất lạc hậu. Nhiều người cho rằng bệnh tật, nhất là các chứng bệnh tâm thần là do
73
“động mồ động mả”, do “ma nhập” do nhiễm phải “bùa mê”…Để điều trị được các chứng bệnh phải nhờ đến các thầy mo, thầy cúng…
Sau thành công của cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta trở thành một nước độc lập, do đó chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp thu các thành tựu trên thế giới kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, khơng riêng gì y học, tâm lý học, tâm lý học y học mà các ngành nghề đều phát triển mạnh mẽ. Kết quả là nhiều trường đại học y, nhiều viện nghiên cứu về y học và tâm lý học ra đời. Các bác sỹ và chuyên gia tâm lý học được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài…
Từ năm 1975, nền y học và tâm lý học của đất nước được thống nhất và phát triển một cách vượt bậc. Sức khỏe tâm thần của nhân dân được đảm bảo tốt hơn nhờ những thành tựu quan trọng cả về mặt y học cũng như tâm lý học. Bằng những con đường khác nhau, nhiều người đã đến với tâm lý học y học với mong muốn trở thành những chuyên gia thực thụ về lĩnh vực này. Chúng ta đang tiến đến việc xây dựng một đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy về tâm lý học y học
Năm 1979, khoa tâm lý học y học đầu tiên trong cả nước được thành lập ở Trường Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y). Các vấn đề về tâm lý y học đã được chính thức đưa vào trong chương trình giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng.
Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N – T) của Giáo sư Nguyễn Khắc Viện cũng là một trong những nơi sớm nghiên cứu và truyền bá tâm lý học y học vào nước ta.
Cho đến nay hầu hết các trường y đã đưa vào giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề về tâm lý y học, tâm lý lâm sàng, tâm lý thần kinh. Tại khoa tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia đã mở chuyên ngành tâm lý lâm sàng chuyên đào tạo cử nhân tâm lý trong lĩnh vực này.
2. Nội dung của tâm lý học y học
Tâm lý y học chia thành 3 phần cơ bản: tâm lý học y học đại cương, tâm lý học người bệnh, tâm lý học thầy thuốc.
2.1. Nội dung phần Tâm lý học y học đại cương Phần này bao gồm các vấn đề sau: Phần này bao gồm các vấn đề sau:
- Lịch sử phát triển của tâm lý học y học.
- Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp của tâm lý học y học. - Các trường phái chính trong tâm lý học y học.
74 2.2. Nội dung phần Tâm lý học người bệnh
Những vấn đề mà phần tâm lý y học người bệnh quan tâm nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
- Tâm lý học bệnh sinh (hay còn gọi là tâm lý học bệnh tật) gồm các vấn đề sau: + Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh
+ Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh + Ý thức và bệnh tật
+ Trạng thái tâm lý người bệnh + Xúc cảm người bệnh
+ Hoạt động nhận thức và bệnh tật + Nhân cách của người bệnh
+ Đặc điểm tâm lý người bệnh thực thể - Tâm lý học môi trường người bệnh
+ Tâm lý người bệnh và các yếu tố của môi trường tự nhiên + Tâm lý người bệnh và các yếu tố của môi trường xã hội - Một số chuyên ngành và chuyên đề của tâm lý người bệnh + Tâm lý bệnh học
+ Tâm lý học thần kinh
+ Một số vấn đề cơ bản về strees và vệ sinh tâm lý + Chẩn đoán tâm lý lâm sang
+ Liệu pháp tâm lý
+ Tâm lý học trong công tác giám định 2.3. Nội dung phần Tâm lý học nhân viên y tế
Những vấn đề mà Tâm lý y học nhân viên y tế quan tâm nghiên cứu tập trung vào 2 nội dung sau:
- Đặc điểm hoạt động của người nhân viên y tế - Một số phẩm chất nhân cách nhân viên y tế - Giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh. 3. Vị trí, đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học y học
Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý học. Về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn cịn có nhiều ý kiến khác
75
nhau. Tuy vậy, dựa vào nội dung của tâm lý học y học đã trình bày ở phần trên chúng ta có thể phân chia đối tượng của tâm lý học y học theo từng phần riêng biệt, cụ thể. 3.1. Tâm lý học y học đại cương
Phần này đề cập đến những vấn đề chung của tâm lý học y học và các hiện tượng tâm lý.
Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học y học đại cương là cung cấp tri thức về lịch sử phát triển chuyên ngành tâm lý y học, quan điểm của các trường phái lớn trong trong tâm lý học y học; những nét đặc trưng như bản chất, quy luật…của các hiện tượng tâm lý và những sai sót thường gặp trong phản ánh tâm lý của người bệnh… 3.2. Tâm lý học người bệnh
Tâm lý học y học nghiên cứu các quy luật hoạt động tâm lý của người bệnh thực thể trong mối liên hệ bệnh tật với môi trường. Những vấn đề tâm lý học người bệnh tập trung nghiên cứu là: các quy luật tâm lý người bệnh, học thuyết về sự tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể; tác động qua lại giữa tâm lý người bệnh và các