Các đặc điểm của nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 40 - 41)

Bài 3 : NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

2. Các đặc điểm của nhân cách

2.1. Tính ổn định của nhân cách

Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, biểu hiện trong hoạt động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội, vì vậy nhân cách mang tính ổn định.

Mặc dù từng nét nhân cách trong quá trình hoạt động sống của con người được biến đổi, được chuyển hố, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách. Cấu trúc này tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng đời nào đó của con người. Chính nhờ có tính ổn định này của nhân cách mà chúng ta mới có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống này hay tình huống khác, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh kia.

2.2. Tính thống nhất của nhân cách

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Điều này có nghĩa tổ hợp nhân cách khơng phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều phẩm chất, thuộc tính đơn lẻ mà là một hệ thống thống nhất. Trong cấu trúc đó, mỗi nét nhân cách đều liên quan khơng tách rời nhau. Vì vậy, khi nói về một nét nhân cách nào đó thì chúng ta khơng nên đánh giá tự bản thân nó là tốt hay xấu. Muốn đánh giá đúng đắn một nét nhân cách nào đó ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở con người đó.

Nhân cách được hình thành như một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, khơng nên giáo dục nhân cách theo từng phần mà nên giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh.

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hịa giữa ba cấp độ đó là cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân (giá trị xã hội của nhân cách).

2.3. Tính tích cực của nhân cách

Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp là sản phẩm của xã hội. Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, nghĩa là nó có tính tích cực của mình. Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt

39

động muôn màu muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thân con người mình, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình.

Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động trong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo sáng tạo ra thế giới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình. Con người sống có nghĩa là con người hoạt động. Thiếu hoạt động thì khơng thể có sự tồn tại và phát triển nhân cách. 2.4. Tính giao lưu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, trong mối quan hệ giao lưu với những cá nhân khác. Nhân cách khơng thể tồn tại được bên ngồi sự giao lưu, bên ngồi xã hội. Chỉ có trong sự giao lưu với những người lớn, với những người bạn cùng tuổi với mình thì nhân cách đứa trẻ mới được phát triển.

Thông qua hoạt động giao lưu, con người có thể lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời, cũng qua giao lưu mà mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm của xã hội.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)