Quá trình từ stress tâm lý đến bệnh lý

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 56 - 59)

Bài 4 : STRESS TÂM LÝ

4. Quá trình từ stress tâm lý đến bệnh lý

Stress không gây hại như nhau ở mọi người. Cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do stress rất đa dạng và phức tạp. Trước một tình huống gây stress, khi nào là phản ứng thích nghi, bình thường; khi nào thì xuất hiện các rối loạn (lo âu, trầm cảm, bệnh lý)? Nhân cách, môi trường nghề nghiệp, gia đình và xã hội tham gia gây bệnh cùng stress ở mức độ nào về mặt thần kinh? Biểu hiện như thế nào về mặt lâm sàng? Đây là một vấn đề không đơn giản.

Trong các điều kiện thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt chủ thể vào một mơ hình dàn xếp với môi trường xung quanh. Sự đáp ứng của cơ thể trong trường hợp này là thích hợp và giúp cho cơ thể có được phản ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngồi.

4.1. Phản ứng thích nghi

Cá nhân phản ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ.

+ Giai đoạn báo động: Giai đoạn này được chi phối bởi sự cảnh tỉnh cao độ, kích thích các q trình tâm lý, đặc biệt là các quá trình tập trung, ghi nhớ, phán đoán trong khi cơ thể triển khai những phản ứng đến trước đối với một tác dụng có thể xảy ra thể hiện bằng tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng lực cơ bắp và các thay đổi tập tính. Tập tính này góp phần vào việc đánh giá tình huống stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước tình huống stress đó.

Đặc trưng của giai đoạn này thể hiện ở chỗ các kích thích thường có cường độ mạnh, mang tính đột ngột (nhà bị cháy, người thân bị tai nạn...). Cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách giải phóng nhiều adrenalin gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, run, vã mồ hôi. Một số trường hợp sẵn bệnh lý tin mạch có thể gây đột tử.

55

+ Giai đoạn chống đỡ: Giai đoạn này huy động các đáp ứng khác nhau để có được khả năng thích nghi mềm dẻo theo q trình đáp ứng thích hợp nhằm giúp cơ thể làm chủ được các tình huống stress và có được cân bằng mới đối với chính bản thân người đó cũng như đối với mơi trường xung quanh.

Phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress hoặc quá bất ngờ, quá dữ dội hoặc ngược lại quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của một chủ thể khi cảm thấy bị tràn ngập.

Tiếp sau giai đoạn báo động và chống đỡ là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bị thất bại và xuất hiện stress bệnh lý (Nếu cá nhân đáp ứng không phù hợp, các rối loạn sẽ tăng lên). Trong stress bệnh lý, các rối loạn tâm thần cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp diễn và tạm thời, hoặc nhẹ hơn và kéo dài. Giai đoạn này thường có những biểu hiện sau:

+ Lực cơ gia tăng được biểu thị rõ trên nét mặt căng thẳng, những cử chỉ cứng ngắc kèm theo cảm giác đau do căng thẳng bên trong.

+ Rối loạn thần kinh thực vật như: tim đập nhanh, cao huyết áp, khó thở, ngất xỉu, chóng mặt giả, ra mồ hơi, nhức đầu, đau ở nhiều nơi, nhất là ở các cơ bắp.

+ Phản ứng giác quan quá mức, nhất là tai có cảm giác khó chịu trước những tiếng động thường ngày.

+ Rối loạn trí tuệ: chủ yếu là việc khó tập trung suy nghĩ kèm theo tư duy bị nhiễu do nhớ lại các tình huống stress, trong khi nhớ về các sự kiện vẫn còn sắc bén.

+ Thường xuất hiện tính dễ bị cáu trên cơ sở cảm giác bất an có thể đưa đến những rối loạn trong hành vi nhất là trạng thái kích động nhẹ kèm theo khó khăn trong quan hệ với xung quanh.

+ Một trạng thái lo âu lan rộng kèm theo sợ hãi mơ hồ thấm vào toàn bộ các triệu chứng và đôi khi nổi lên hàng đầu trong bệnh cảnh lâm sàng. Phản ứng Stress cấp này kéo dài trong vòng từ vài phút đến vài giờ, rồi mờ nhạt đi và dễ mờ nhạt hơn nếu có sự có mặt của một người khác làm cho chủ thể yên tâm và ít nhiều khuây khỏa.

Giai đoạn chống đỡ tiếp diễn nhưng chỉ tạo ra một cân bằng không bền vững, kéo dài trong vài giờ hay vài ngày. Sau đó đột nhiên xuất hiện một phản ứng stress cấp xảy ra chậm biểu hiện và tiến triển giống như phản ứng cấp tức thì chứng tỏ chủ thể khơng cịn có thể dàn xếp được tình huống Stress về mặt tâm lý nữa. Cơ thể mất khả năng bù trừ, các rối loạn tăng lên, khả năng thích nghi bị rối loạn và từ đó xuất hiện nhiều rối loạn bệnh lý khác nhau.

56 4.2. Stress bệnh lý kéo dài

Những rối loạn kéo dài dần dần được hình thành với những đặc điểm sau:

+ Rối loạn này thường gặp nhất trong các tình huống stress quen thuộc, lặp đi lặp lại, như xung đột, phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày. Có thể xảy ra trong các tình huống stress bất ngờ và dữ dội tiếp theo sau một phản ứng cấp ban đầu và không thối lui hồn tồn.

+ Những biểu hiện của stress kéo dài rất đa dạng, thay đổi tùy theo ưu thế của các biểu hiện tâm lý, cơ thể hay tập tính biết rằng có sự trộn lẫn của nhiều hiện tượng khác nhau, với các biểu hiện sau:

- Các biểu hiện tâm thần: phản ứng quá mức với hoàn cảnh chung quanh, dễ cáu, cảm giác khó chịu, căng thẳng tâm lý, mệt mỏi trí tuệ; rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với chứng khó ngủ, hay thức giấc và có cảm giác khơng thấy hồi phục sức sau khi ngủ; những biểu hiện lo âu, ám ảnh sợ với đặc điểm là trên nền tảng một lo âu dai dẳng, xuất hiện cơn lo lắng ở những nơi có tình huống stress.

- Các biểu hiện cơ thể như là trạng thái suy nhược kéo dài, căng thẳng cơ bắp với ấn tượng bị chuột rút, chứng run, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nửa đầu, đau cột sống dai dẳng, bệnh đại tràng chức năng, đau bàng quang.

- Biểu hiện về tập tính: những tập tính bị chi phối bởi ức chế hay xung đột thường xuất hiện trong các tình huống stress, rối loạn chức năng thích nghi (biểu hiện của nó khơng phải là một triệu chứng tâm thần hay cơ thể thông thường mà là một rối loạn hành vi). Mặt khác, cũng có những thay đổi tính cách: những người mà người khác không nhận ra nhân cách nữa, những người làm cho xung quanh suy nghĩ băn khoăn. Các rối loạn hành vi này biểu hiện là tính dễ cáu, tính xung đột, sự mất kiềm chế dẫn đến các khó khăn giao tiếp trong mơi trường cơng việc hay gia đình. Các rối loạn này lúc đầu chỉ gây khó chịu, về sau phát triển đến nỗi gây tổn thương và đôi khi trở ngại cho việc hành nghề.

- Trạng thái trầm cảm. Các nhân tố trầm cảm dần dần xuất hiện và hình thành một hội chứng trầm cảm.

57 Phản ứng stress diễn ra theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)