1. Khái niệm điều dưỡng
- Điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đẩy và tốt hơn về sức khoẻ và các năng lực, dự phòng bệnh và sang thương, xoa dịu nỗi đau qua chuẩn đoán và điều trị đáp ứng con người, tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và dân số
- Điều dưỡng là nghệ thuật và khoa học.
Nghệ thuật: Cuộc sống người bệnh với lịng trắc ẩn, tơn trọng, nghiêm túc, sáng tạo.
Khoa học: Cuộc sống người bệnh dựa vào cơ sở kiến thức.
- Điều dưỡng viên gồm cả nam và nữ, là người có nền tảng khoa học về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tuỳ theo sự giáo dục và hoàn thiện về lâm sàng.
2. Vai trò y đức và chức năng của người điều dưỡng
VAI TRỊ CHỨC NĂNG
Người chăm sóc
Việc chăm sóc người bệnh kết hợp cả nghệ thuật và khoa học điều dưỡng trong việc đáp ứng các nhu cầu tinh thần, thể chất, tình cảm, văn hố, xã hội và tri thức với vai trị là 1 người chăm sóc, người điều dưỡng cịn thể hiện vai trò là người giao tiếp, người thầy giáo, người cố vấn, người lãnh đạo, nhà nghiên cứu, người bào chữa để nâng cao cho sức khoẻ thông qua những hoạt động phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn sức khoẻ và trợ giúp người bệnh vượt qua khó khăn và cả cái chết. Vai trị chăm sóc là vai trị chính của người điều dưỡng.
Người giao tiếp
Phải biết vận dụng các khả năng giao tiếp để trị liệu và giao tiếp giữa người điều dưỡng có hiệu quả để thiết lập và duy trì mối quan hệ tìm hiểu với các người bệnh ở mọi lứa tuổi trong các cơ sở chăm sóc y tế.
Người giáo dục
Phải biết sử dụng các khả năng giao tiếp để tiếp cận, tiến hành lượng giá kế hoạch giáo dục cho từng cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu học hỏi của người bệnh và gia đình của họ. Người cố vấn
Sử dụng những khả năng giao tiếp trị liệu cá nhân để cung cấp thơng tin, tham vấn thích hợp, trợ giúp giải quyết những khó khăn và giúp người bệnh đưa ra những quyết định
146
Người lãnh đạo Phải quả quyết, tự tin khi chăm sóc, đưa ra những thay đổi, làm việc cùng với nhóm.
Nhà nghiên cứu Tham gia và điều hành nghiên cứu để gia tăng kỹ thuật và cải tiến cách chăm sóc người bệnh
Người bào chữa
Bảo vệ quyền luật pháp của người bệnh và an tồn khi chăm sóc cho tất cả người bệnh trên cơ sở tin tưởng rằng người bệnh có quyền đưa ra quyết định về sức khoẻ và lối sống của họ.
3. Tính cách người điều dưỡng
3.1. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp
Bất kỳ làm nghề gì, nếu khơng có lịng u nghề, thì con người khơng thể làm tốt cơng việc của mình. Lịng u nghề của người điều dưỡng khơng phải là cảm tính, nhất thời, vì sự hấp dẫn của hình tượng “áo chồng trắng” hoặc vì những gì mà xã hội tơn vinh, đánh giá cao đối với nghề y. Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ về vai trị, trách nhiệm, về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh thầm lặng mà người điều dưỡng phải chịu đựng.
Lòng yêu nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của người điều dưỡng được thúc đẩy bởi hệ thống các động cơ đúng đắn: phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ xã hội. Người điều dưỡng phải có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, trong sáng; phải có lịng say mê lao động nghề nghiệp, tận tuỵ, sáng tạo, có tính kế hoạch, tính mục đích rõ ràng trong phịng và chữa bệnh cho con người...
3.2. Tinh thần trách nhiệm
Người điều dưỡng phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, biết giữ gìn truyền thống và tính chất nhân đạo của nghề y...
Phải có trách nhiệm cao đối với người bệnh, phải tận tình, thận trọng, tỉ mỉ trong cơng tác thăm khám và cứu chữa người bệnh, không bị ràng buộc bởi những điều kiện quyền lợi cá nhân.
Người điều dưỡng phải có trách nhiệm rõ ràng đối với đồng nghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự tiến bộ chung và vì người bệnh.
Trách nhiệm đối với xã hội của người điều dưỡng cũng rất to lớn. Họ phải quan tâm chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, của cộng đồng, phải biết tuyên truyền mọi người tham gia phòng bệnh, chữa bệnh, phải biết khẩn trương dập tắt các vụ dịch...
Một trách nhiệm không thể thiếu của người điều dưỡng là trách nhiệm đối với bản thân mình. Phải ln tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chăm lo việc nâng cao cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần cho chính bản thân mình.
147 3.3. Tính trung thực
Đây là một trong những phẩm chất nhân cách cơ bản của người điều dưỡng. Người điều dưỡng phải giữ gìn bí mật bệnh tật cho người bệnh. Song, trong những trường hợp nhất định, khơng nên che dấu người bệnh tất cả tình trạng nặng, tiên lượng xấu của bệnh. Không được phép đưa ra những lời hứa không có căn cứ. Tất nhiên, điều này hồn tồn khơng mâu thuẫn với lời nói, cử chỉ động viên người bệnh và người thân của họ.
3.4. Sự dũng cảm
Sự dũng cảm của điều dưỡng thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những việc tưởng chừng nhỏ (như một ca trực đêm), đến những việc khó khăn, nguy hiểm như tham gia phịng chống dịch, cấp cứu thảm hoạ...
3.5. Tính tự chủ
Trong rất nhiều trường hợp, điều dưỡng cần phải hết sức tự chủ, bình tĩnh để đấu tranh với bệnh tật, cứu sống con người.
3.6. Tính khiêm tốn
Y học ngày nay đã có được những bước tiến lớn. Tuy vậy, không phải mọi bệnh tật chúng ta đã có thể kiểm sốt được. Mặt khác mỗi điều dưỡng đều có những mặt mạnh và mặt chưa mạnh. Khiêm tốn học hỏi, khiêm tốn trong công việc cũng là một đức tính quý báu của người điều dưỡng.
4. Năng lực người điều dưỡng 4.1.Năng lực chuyên môn y học. 4.1.Năng lực chuyên môn y học.
Một trong những thành tố quan trọng bậc nhất trong năng lực chuyên môn của người điều dưỡng là hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
Kỹ xảo là hành động đã được tự động hố một cách có ý thức, nhờ luyện tập. Những hành động này được thực hiện mà không cần có sự kiểm sốt trực tiếp của ý thức. Khác với thói quen, kỹ xảo mang tính chất kỹ thuật thuần tuý.
Kỹ năng là trình độ, năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ xảo một cách đúng đắn, sáng tạo trong các tình huống khác nhau.
Người điều dưỡng phải làm chủ được các kỹ năng, kỹ xảo thiết yếu, chung cho ngành nghề ( ví dụ kỹ năng chuẩn đốn, kỹ năng xử trí các tình huống cấp cứu...) đồng thời phải có được các kỹ năng, kỹ xảo đặc thù của từng chuyên khoa (ví dụ như kỹ xảo chăm sóc sau phẫu thuật, kỹ xảo đỡ đẻ v.v...)
4.2. Năng lực giao tiếp.
Trong hoạt động nghề nghiệp, người điều dưỡng phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người bệnh khác nhau và với người thân của họ. Một điều rõ ràng là để thu được
148
đầy đủ các tư liệu tin cậy về bệnh, điều dưỡng không thể hỏi người bệnh hoặc người thân của họ một cách cứng nhắc theo kiểu thẩm vấn.
Năng lực giao tiếp của điều dưỡng thể hiện ở chỗ biết cách gợi mở để người bệnh mô tả một cách chân thực những cảm giác chủ quan về bệnh, biết hướng dẫn họ đi vào tìm hiểu bệnh tật mà khơng gị vào ý muốn chủ quan hoặc phán đốn ban đầu, đồng thời cũng khơng bỏ qua những chi tiết tưởng chừng như vụn vặt, không đáng kể về người bệnh.
Khi giao tiếp với người bệnh, điều dưỡng không nên gợi ý quá nhiều về một triệu chứng làm người bệnh lo lắng, không nên để người bệnh xem bệnh án hoặc nghe những nhận xét, đọc những kết quả xét nghiệm khơng có lợi cho quá trình điều trị. Điều dưỡng khơng nên để cho người bệnh biết được cảm xúc riêng tư của mình, khơng nên kê đơn thuốc một cách bao vây, không phù hợp với bệnh tật và khả năng của người bệnh...
Năng lực giao tiếp của người điều dưỡng còn thể hiện trong sử dụng khéo léo, nhuần nhuyễn các phương tiện giao tiếp mà ngôn ngữ là một trong những phương tiện quan trọng. Các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... cũng có vai trị to lớn trong giao tiếp của người điều dưỡng.
4.3. Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức hoạt động thực tiễn.
Người điều dưỡng phải đi sâu nghiên cứu phương pháp chăm sóc mới phù hợp với người bệnh; phải biết ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào khai thác vốn y học cổ truyền dân tộc... Mục đích của nghiên cứu y học là đảm bảo chẩn đốn bệnh sớm, chính xác, điều trị, chăm sóc người bệnh kịp thời, có hiệu quả và hạn chế tối đa những tai biến, tai nạn cho người bệnh.
Bên cạnh những nghiên cứu, tìm tịi về chun mơn y học, người điều dưỡng cịn phải khơng ngừng nâng cao cho mình năng lực tổ chức, quản lý, điều hành trong hoạt động ngành nghề.
Chúng ta biết rằng, làm việc với điều dưỡng cịn có các đồng nghiệp, các nhân viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác như các nhà sinh vật học, sinh hóa học, các chuyên gia về môi trường... Người điều dưỡng phải biết tổ chức lực lượng một các khoa học để cùng hoạt động đạt tới mục đích cứu chữa người bệnh và không ngừng nâng cao sức khoẻ con người. Mặt khác, người điều dưỡng còn phải biết tổ chức, quản lý, điều hành người bệnh, để họ thực hiện một cách đầy đủ các mệnh lệnh điều trị và có sự hợp tác tích cực trong q trình khám và chữa bệnh.
5. Phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng 5.1 Phẩm chất về đạo đức 5.1 Phẩm chất về đạo đức
149
Trong xã hội ta, sức khoẻ được coi là vốn quý nhất. Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là người bệnh. Sự phục vụ của người điều dưỡng có quan hệ mật thiết tới cuộc sống và hạnh phúc của con người. Mọi sự sơ xuất, cẩu thả đều có thể gây hậu quả hoặc làm tổn hại đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy trách nhiệm cao là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của người điều dưỡng. Nghề điều dưỡng được phản ánh rất rõ trong câu nói: “ Hàng trăm lần làm việc tốt cũng chưa đủ, chỉ một lần làm việc xấu cũng quá thừa”.
- Họ là người có lịng trung thực vơ hạn.
Cần nhớ rằng khơng ai có thể kiểm tra tồn bộ các hoạt động của người điều dưỡng. Vì vậy trung thực tuyệt đối là một trong những nét cơ bản của tính cách người điều dưỡng. Nó được gây dựng trên cơ sở lịng tin trong mối quan hệ giữa người điều dưỡng với người bệnh và đồng nghiệp.
Sự ân cần và cảm thông sâu sắc.
Sự ân cần bao hàm sự đồng cảm và khả năng cảm thụ nỗi đau đớn của người bệnh. Nhưng sự ân cần và lịng tốt khơng được biến thành chủ nghĩa tình cảm làm trở ngại đến công việc của người điều dưỡng.
- Họ là người có tính mềm mỏng và có ngun tắc: Người điều dưỡng phải hiểu về tâm lý học. Biết xem xét và đánh giá đặc điểm cá nhân của người bệnh trong mỗi giai đoạn. Người điều dưỡng cần có tính cách dễ gần, chan hồ nhưng đồng thời biết u cầu cao và có ngun tắc. Sự khơ khan q độ, sự thiếu cởi mở, tính cau có hoặc sự đùa cợt không đúng chỗ, hay tiếp xúc không tốt sẽ làm cho người điều dưỡng dễ bị mất uy tín trước người bệnh.
- Người điều dưỡng là người có tính khẩn trương và tự tin:
Điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự sống của con người, nhiều khi khoảng cách giữa cái sống và cái chết của người bệnh rất gần. Vì vậy, trong nhiều trường hợp sự chậm trễ có thể đưa đến mất cơ hội cứu sống người bệnh. Vì vậy tính khẩn trương không được tỏ ra vội vàng, hấp tấp mà phải tự tin và bình tĩnh.
- Họ là người có lịng say mê nghề nghiệp:Say mê là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Là yếu tố thúc đẩy người điều dưỡng dễ dàng vượt qua được những khó khăn để làm tốt trách nhiệm của mình. Say mê nghề nghiệp là phẩm chất rất cần thiết của người điều dưỡng.
5.2. Phẩm chất về mỹ học
Biểu hiện bên ngồi của người cán bộ y tế có ảnh hưởng lớn đến bầu khơng khí đạo đức trong cơ quan, người điều dưỡng có tác phong nghiêm chỉnh, chững chạc trong tấm áo trắng, mái tóc gọn gàng, dưới chiếc mũ đẹp sẽ gây được lòng tin cho người bệnh. Ngược lại y phục xộc xệch, áo choàng nhàu nát và bẩn, tay bẩn, tóc rối bù, trang điểm sặc sỡ, móng tay bơi sơn và để dài, đồ trang sức quá thừa sẽ gây tổn hại uy
150
tín và gây cho người bệnh tâm lý thiếu tin tưởng. Quần áo sang trọng thái quá trước những người đang phải chịu những đau đớn sẽ gây ra ở họ cảm giác về sự thiệt thòi.
Người điều dưỡng khơng được để các mùi khó chịu kích thích người bệnh ( mùi thuốc lá, mồ hôi, quần áo cũ, nước hoa quá hắc...). Môi trường bệnh viện và các nhân viên phục vụ không được gây cho người bệnh cảm giác buồn chán hoặc kích thích, trái lại tất cả phải giúp đỡ cho sự ổn định tinh thần của họ và sự phục hồi.
5.3. Phẩm chất về trí tuệ
Về trí tuệ người điều dưỡng phải có các đặc điểm sau:
- Có khả năng quan sát nhận định và đánh giá người bệnh. - Có kỹ năng thành thạo trong chăm sóc người bệnh. - Có khả năng nghiên cứu và cải tiến khoa học kỹ thuật. - Có kỹ năng khơn khéo, linh hoạt trong cơng tác.
Thời kỳ người điều dưỡng chỉ biết thực hiện máy móc các y lệnh của bác sĩ đã qua rồi. Trình độ đào tạo điều dưỡng đã nâng cao. Việc họ làm quen với nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh và các phương pháp điều trị đã cho phép người điều dưỡng tiếp cận với q trình chăm sóc và theo dõi người bệnh một cách có ý thức và khoa học. Vì vậy nếu có gì chưa rõ trong y lệnh, người điều dưỡng phải nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện. Điều này làm giảm bớt sự sai sót và làm cho cơng tác của người điều dưỡng trở nên thông minh, tốt đẹp.
6. Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng
Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, phục hồi sức khoẻ và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh.
Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm: 6.1. Nghĩa vụ của người điều dưỡng với người bệnh
Người điều dưỡng có trách nhiệm cơ bản đối với những người cần tới sự chăm sóc. Trong q trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một mơi trường trong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng.
Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi người bệnh nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc.
Người điều dưỡng giữ kín các thơng tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác.
Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ mơi trường khơng bị ơ nhiễm, suy thối và tàn phá.
Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
151
Ý thức trách nhiệm trước cuộc sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và một sự sẵn sàng quên mình để giúp đỡ người bệnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng người bệnh đang gặp tai hoạ và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế.. Sự từ chối giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa