Bài 3 : NHỮNG ĐẶC TRƯNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG
1. Quan hệ đạo đức chungvà đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức người điều dưỡng Việt Nam vừa phải mang tính chất đạo đức chung của con người Việt Nam, vừa mang tính chất riêng biệt đặc trưng của nghề nghiệp.
Đạo đức người điều dưỡng Việt Nam phải xuất phát từ yêu cầu đạo đức chung của xã hội Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp, tính nhân đạo đặc trưng của lịng người mà mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể phục hồi lại nguyên vẹn được.
Những yêu cầu về đạo đức của người điều dưỡng Việt Nam bắt nguồn từ mối quan tâm đến sức khỏe con người, đến việc phịng và chăm sóc bệnh có hiệu quả, cũng theo mục đích đó mà các tiêu chuẩn đạo đức đặt ra để điều chỉnh mối quan hệ giữa các điều dưỡng trong tập thể của mình.
Đạo đức của người điều dưỡng Việt Nam là sự thống nhất giữa những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới Việt Nam - con người Xã hội chủ nghĩa nói chung với yêu cầu đạo đức y học do nghề nghiệp yêu cầu.
Những tính chất đặc biệt của nghề y địi hỏi người điều dưỡng khơng chỉ có yêu nghề mà cịn phải u người, có lịng nhân đạo và vị tha, vì khơng một nghề nào lại có mối quan hệ với con người đặc biệt như người điều dưỡng.
Nghề nghiệp người điều dưỡng về căn bản khác với nghề nghiệp khác là tiếp xúc với người bệnh (người có vấn đề sức khỏe, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh).
Người điều dưỡng Việt Nam phải vừa có kiến thức y học, vừa có y đức để đảm nhận việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày một tốt hơn. Đạo đức của người điều dưỡng có ý nghĩa to lớn, trong mọi mặt, nó quy định phẩm chất người điều dưỡng, quyết định chất lượng chuyên môn của người điều dưỡng.