Các cách phân loại cảm xúc và tình cảm

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 32 - 38)

Bài 2 : CÁC QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ

5. Cảm xúc và tình cảm

5.4. Các cách phân loại cảm xúc và tình cảm

- Cách thứ nhất: chia ra cảm xúc cao và cảm xúc thấp.

+ Cảm xúc cao: cịn gọi là tình cảm, xuất hiện trong q trình lao động, trong mối liên quan với xã hội, phụ thuộc vào việc thoả mãn các nhu cầu có tính chất xã hội, thẩm mỹ, luân lý (lòng yêu nước, căm thù…). Cảm xúc cao có tác dụng tri phối, kìm hãm cảm xúc thấp.

+ Cảm xúc thấp: còn gọi là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu cơ thể, dựa trên hoạt động các bản năng: thích ngọt, ghét chất đắng.

- Cách thứ hai: chia ra cảm xúc âm tính và cảm xúc dương tính.

+ Cảm xúc dương tính: biểu hiện sự thoả mãn các nhu cầu, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt động (vui sướng, thân ái, thiện cảm…)

+ Cảm xúc âm tính: biểu hiện sự khơng thoả mãn, mất hứng thú, giảm nghị lực (buồn rầu, xấu hổ, khinh bỉ…)

- Cách thứ ba: chia theo cường độ

+ Khí sắc (tâm trạng): là trạng thái cảm xúc không mạnh lắm, biểu hiện trong khoảng thời gian tương đối dài.

+ Say mê (ham thích): Cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững trong thời gian dài. Sự say mê thúc đẩy hoạt động có ý chí: say mê âm nhạc, say mê câu cá, say mê nghề điều dưỡng.

31

+ Xung cảm: Cảm xúc mãnh liệt, quá mức, xuất hiện trong một thời gian tương đối ngắn, dưới tác động của những kích thích mạnh: ghen tng, giận dữ.

5.5. Các rối loạn cảm xúc Cảm xúc bàng quan. Cảm xúc không ổn định. Cảm xúc trái ngược. 6. Chú ý 6.1. Khái niệm

Chú ý là tính xu hướng và tính tập trung của hoạt động tâm lý nhằm vào một hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nào đó để đối tượng và hiện tượng ấy được phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào trong ý thức.

Chú ý là một trạng thái tâm lý luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý khác (chú ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ).

Chú ý là một thành phần rất quan trọng của hoạt động ý chí. 6.2. Tính chất của chú ý

Sức tập trung của chú ý: còn gọi là tập trung tư tưởng, là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hành động lúc đó và khơng để ý đến mọi chuyện khác. Ở mỗi người nhất định, sức tập trung chú ý càng cao thì cường độ chú ý càng lớn, càng giúp cho hành động đúng đắn, chính xác. Sức tập trung cao cũng biểu hiện ở sự thoát ly các đối tượng khác.

Sự bền vững của chú ý: là khả năng tập trung tư tưởng lâu hay chóng vào một phạm vi đối tượng của hoạt động. Tính bền vững cao của chú ý thực chất là tập trung chú ý lần lượt vào những khía cạnh khác nhau, kế tiếp nhau của cùng một đối tượng ấy. Sự di chuyển của chú ý: là khả năng chuyển sự tập trung chú ý vào những phạm vi đối tượng nhất định của một hoạt động hoặc nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Nói di chuyển chú ý là khả năng chuyển sự tập trung chú ý, nhưng phần nào được dự định trước, có kế hoạch chứ khơng tùy tiện.

Sức phân phối chú ý: là khả năng cùng một lúc tập trung sức chú ý hoặc di chuyển chú ý rất nhanh đến vài ba phạm vi đối tượng và phản ánh từng phạm vi với kết quả như nhau.

6.3. Phân loại chú ý

32

- Chú ý bị động: là chú ý tự nhiên, khơng theo ý muốn. Ví dụ, đang đọc sách quay đầu về phía người nói đằng sau.

- Chú ý chủ động: là chú ý có mục đích, địi hỏi sự cố gắng. Ví dụ, đếm hồng cầu dưới kính hiển vi, chú ý theo dõi kiểu thở của người bệnh.

- Chú ý sau chủ động: là chú ý có mục đích, có cố gắng lúc đầu, nhưng về sau khơng cần cố gắng nữa. Ví dụ, đọc sách, càng về sau càng ít cố gắng mà vẫn tập trung được sự chú ý.

6.4. Các rối loạn

Chú ý quá chuyển động: Chú ý chủ động bị suy yếu và chú ý bị động chiếm ưu thế. Vì vậy, người bệnh khơng thể chủ động tập trung chú ý vào một đối tượng cần thiết. Gặp trong trạng thái hưng cảm điển hình.

Chú ý trì trệ: Khả năng di chuyển chú ý rất kém, chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác khó khăn. Tất cả chú ý tập trung vào một chủ đề, một đối tượng trong một thời gian tương đối dài. Thường gặp trong bệnh động kinh, các trạng thái trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt.

Chú ý suy yếu: Không thể tập trung chú ý một thời gian tương đối dài. Gặp trong các bệnh tổn thương thực thể ở não và các trạng thái suy nhược.

7. Ý chí và hành động ý chí 7.1. Ý chí

7.1.1. Khái niệm ý chí

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, ý chí được thể hiện trong tất cả các loại hoạt động của con người.

Nhờ có ý chí mà con người tổ chức được hoạt động của mình, biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được những chuyển biến và có được những phát hiện trong khoa học.

Ý chí làm cho con người có sức mạnh phi thường, vượt qua mn vàn khó khăn, trở ngại tưởng như khơng vượt qua nổi.

7.1.2. Các phẩm chất ý chí của nhân cách

Tính mục đích: là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, là kỹ năng của con người biết đề ra trong hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa,

33

mục đích bộ phận và mục đích tổng thể của cuộc đời (lý tưởng của cuộc sống), biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.

Tính độc lập: là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà khơng chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập khơng loại trừ việc con người tự giác nghe theo ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ, nếu đồng tình với những lời khun ấy. Đồng thời người có ý chí cũng khơng phải là người dễ bị ám thị, không dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình. Tính độc lập giúp con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình.

Tính quyết đốn: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và chắc chắn khơng có sự dao động khơng cần thiết. Tính quyết đốn thể hiện không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đốn, mà là trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người quyết đốn là con người tin tưởng sâu sắc vào quyết định của mình.

Tính bền bỉ (kiên trì): là kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường đạt tới chúng dài và có nhiều gian khổ. Tính bền bỉ được thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngồi và bên trong. Người có ý chí có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách khơng mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục công việc ở họ mà thôi.

Tính tự chủ: là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy khơng mong muốn. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình, giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ.

7.2. Hành động ý chí

7.2.1. Khái niệm hành động ý chí

Phẩm chất ý chí của con người được thể hiện trong các hành động, cử chỉ nhằm thực hiện mục đích đã đặt ra. Những hành động được điều chỉnh bởi ý chí được gọi là hành động ý chí.

7.2.2. Phân loại hành động ý chí

Người ta chia ra 3 loại hành động ý chí sau đây: hành động ý chí đơn giản, hành động ý chí cấp bách, hành động ý chí phức tạp.

- Hành động ý chí đơn giản: là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai điểm sau khơng thể hiện đầy đủ, hoặc khơng có. Loại hành động này cịn được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.

34

- Hành động ý chí cấp bách: là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn, địi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này các đặc điểm trên hồ nhập vào nhau, khơng phân biệt rõ ràng.

- Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình trong đó có cả 3 đặc điểm trên được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Ý chí của con người được bộc lộ một cách đầy đủ trong loại hành động này. Hành động ý chí phức tạp là hành động được hướng vào mục đích mà việc đạt tới chúng địi hỏi khắc phục những khó khăn, trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và sự nỗ lực ý chí đặc biệt. 7.2.3. Cấu trúc của hành động ý chí

Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình gồm những thành phần hay giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn chuẩn bị: Gồm có các khâu sau đây:

+ Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động: Tại mỗi thời điểm nhất định con người thường có nhiều nhu cầu khác nhau, do đó cùng một lúc có thể đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình. Trên thực tế mỗi hành động của con người thường chỉ thực hiện được một hay hai mục đích mà thơi. Vì vậy, trong q trình đề ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu tranh bản thân để chọn một mục đích nào đấy trong số nhiều mục đích cùng được đề ra đó.

+ Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động: Sau khi đã xác định được mục đích, tiếp theo là lập kế hoạch hành động để thực hiện mục đích đó với những phương tiện, biện pháp cụ thể. Nhưng một mục đích lại có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, với những phương tiện khác nhau. Cho nên ở đây, lại có sự đấu tranh bản thân để lựa chọn lấy phương pháp và phương tiện hợp lý nhất. Mặt khác, khi lập kế hoạch hành động có thể nảy sinh những khó khăn khách quan và chủ quan nhất định. Nên ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân. Kết quả của sự đấu tranh bản thân là đưa đến một quyết định, giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động.

+ Quyết định hànnh động: là dừng lại ở một mục đích và những phương pháp, phương tiện tiến hành hành động nhất định được thực hiện theo một kế hoạch nhất định.

- Giai đoạn thực hiện: Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: thể hiện hành động cần thiết và hoặc kìm hãm các hành động khơng mong muốn. Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người cảm thấy thoả mãn và sẽ cố gắng tiến hành những hoạt động mới, những thành công mới.

35

- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả hành động đã đạt được. Việc đánh giá này cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong sự tán thành hoặc lên án quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với những rung cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, hối hận. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những rung cảm thoả mãn, hài lòng, vui sướng. Việc đánh giá kết quả hành động có một ý nghĩa to lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành sự kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ làm tăng cường và cải tạo hành động.

7.3. Rối loạn hành động ý chí

Giảm hành động: gặp trong các trạng thái suy nhược, trầm cảm . Tăng hành động: gặp trong các trạng thái hưng cảm, nghiện chất độc.

Mất hành động: thường kết hợp với mất cảm xúc, gặp trong loạn tâm thần phản ứng, tâm thần phân liệt.

LƯỢNG GIÁ.

1: Trình bày khái niệm cảm giác và cách phân loại cảm giác. 2: Trình bày khái niệm tri giác và cách phân loại tri giác.

3: Trình bày các rối loạn của cảm giác và tri giác. Lấy ví dụ minh hoạ. 4: Trình bày khái niệm tư duy và cách phân loại tư duy.

5: Trình bày các rối loạn của tư duy. Lấy ví dụ minh hoạ. 6: Phân biệt ảo tưởng, ảo giác. Lấy ví dụ minh hoạ. 7: Trình bày khái niệm trí nhớ và các rối loạn đi kèm. 8: Phân biệt cảm xúc và tình cảm.

9: Trình bày khái niệm chú ý và các rối loạn đi kèm.

10: Trình bày khái niệm ý chí và các phẩm chất ý chí của nhân cách.

11: Trình bày khái niệm hành động ý chí và cách phân loại hành động ý chí. 12: Kể tên các rối loạn của hiện tượng tâm lý. Mỗi rối loạn lấy một ví dụ minh hoạ.

36

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)