Tâm lý người bệnhvà một số yếu tố bệnh tật

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 94 - 96)

Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH

4. Tâm lý người bệnhvà một số yếu tố bệnh tật

4.1. Yếu tố đau

Đau là yếu tố thường gặp nhất, đơi khi là yếu tố mang tính bao trùm nhất trong một số bệnh. Cảm giác đau mang ý nghĩa thích nghi và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Đau có vị trí khư trú hoặc lan toả, có cường độ khác nhau tuỳ theo bệnh tật và mức độ biến đổi tâm lý của người bệnh.

Đau làm thay đổi trạng thái tâm lý và khả năng lao động của người bệnh, nó làm giảm chất lượng các hoạt động chú ý, tư duy, trí nhớ… Những người phải chịu đựng đau đớn kéo dài thường trở nên nóng nảy, lạnh nhạt, thế giới nội tâm và ý thức bị thu hẹp. Người điều dưỡng cần phải giúp người bệnh thoát khỏi sự đau đớn bằng thuốc và bằng tâm lý.

Đau là một cảm giác khó chịu xong nó lại cần thiết cho cơ thể. Nếu chúng ta khơng có cảm giác đau, cơ thể của chúng ta có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn hoặc thậm chí dẫn đến việc chúng ta tự hủy hoại cơ thể của mình. Ví dụ: chẳng may chúng ta bị ngã rạn xương; nếu khơng có cảm giác đau, cứ đi lại, mang vác, chạy nhảy như bình thường thì nguy cơ chân bị gãy là rất rõ.

93

Dưới góc độ sinh lý học, các tín hiệu đau buộc cơ thể không được hoặc hạn chế huy động vùng bị tổn thương vào các hoạt động thông thường cho đến khi nào vùng tổn thương đó được phục hồi. Sinh lý học cũng không thể giải thích được mọi khía cạnh của đau. Ví dụ: với những trường hợp đau mạn tính, khơng có vùng cơ thể cụ thể nào bị tổn thương nhưng cảm giác đau cứ dai dẳng, kéo dài triền miên. Tuy nhiên cũng khơng hợp lý nếu quan niệm rằng đau hồn tồn là do yếu tố tâm lý.

Có một số cách lý giải yếu tố tâm lý trong đau:

+ Phân tâm học: năm 1893, Breurer và Freud là hai bác sĩ tâm thần đã đưa ra những giải thích về đau khơng đặc hiệu (đau không liên quan đến những vấn đề về cơ thể). Họ cho rằng phần chìm của tảng băng chính là những xung đột tâm thần được chuyển đổi sang các vấn đề cơ thể và thành các triệu chứng cơ thể. Năm 1959, Engel đã phát triển những ý tưởng của Breurer và Freud khi cho rằng trải nghiệm của bệnh nhân đóng vai trị rất lớn trong những vấn đề lâm sàng. Cũng theo Ơng, có người có “cơ địa đau” và trong trường hợp này yếu tố tâm lý đóng vai trị chủ yếu trong cảm giác đau dù cho có hay khơng có các kích thích từ bên ngồi. Với những người như vậy cứ hết đau chỗ này lại đến đau chỗ khác, sau những cảm giác đau này chính là mặc cảm tội lỗi (vơ thức hoặc là ý thức), trầm cảm. Những người này, theo Engel, rất ít khi thành cơng trong cuộc sống. Như vậy đau gắn liền với những vấn đề của nhân cách.

+ Tiếp cận hành vi:

Fordyce và CS (1973) thì lại cho rằng: đau liên quan đến các yếu tố hành vi và môi trường hơn là nhân cách. Luận điểm này dựa trên lý thuyết của Skinner (1971) về hành vi được củng cố do kết quả.

Khi một bệnh nhân đến khám bệnh, họ kể với bác sĩ rằng họ bị đau và họ phải thể hiện đau như thế nào. Trong một chừng mực nhất định, những hành vi đau đớn cũng gây ấn tượng cho bác sĩ. Song những hành vi như vậy cũng có thể được củng cố bởi các hậu quả xã hội.

- Củng cố dương tính: được sự quan tâm, chú ý, được cho thuốc, nghỉ ngơi. - Củng cố âm tính: sợ người khác coi thường hoặc chế diễu hay bị mất quyền lợi.

+ Sự khác biệt về văn hoá và giới:

Melzack và Wall (1991) cho rằng: cảm giác đau thì giống nhau nhưng khả năng chịu đựng thì lại khác nhau. Thực ra ngay từ năm 1952, Zborowski đã chỉ ra rằng: thổ dân Mỹ thường ít thể hiện nỗi đau của mình ở chỗ đơng người họ chỉ thường gào thét lên (do đau) khi chỉ có một mình. Người Do Thái và người Italia thì ngược lại.

94

Liệu có sự khác biệt về khả năng chịu đau ở 2 giới? Câu trả lời cũng rất khác nhau. Có nghiên cứu thì cho rằng khơng có sự khác biệt, cũng có tác giả lại đưa ra nhận xét rằng phụ nữ chịu đau tốt hơn nam giới, đặc biệt là khả năng chịu đau của phụ nữ tăng lên sau khi họ có con. Có lẽ những đau đớn trong khi vượt cạn đã là đỉnh điểm đối với người phụ nữ.

Hiện nay người ta cũng đang tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt giữa các nền văn hoá về khả năng chịu đau.

4.2. Yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc

Tâm lý người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố nhiễm trùng. Có khi những nhiễm trùng nhẹ cũng gây ra biến đổi tâm lý rõ rệt. Những nhiễm trùng nặng thường sinh ra rối loạn tâm thần.

Các biến đổi tâm lý do nhiễm độc rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, liều lượng, cường độ tác dụng của chất độc.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)