Tâm lý học hoạt động

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 114 - 116)

3.1 .Trị liệu Phân tâm

3.4. Tâm lý học hoạt động

Tâm lý học hoạt động ra đời đánh dấu sự mở đầu cho một nền tâm lý mới (nền tâm lý học coi con người là một tồn tại xã hội – lịch sử và lao động có ý thức) với các tác gia tiêu biểu như L. X. Vưgôtxki (1896 – 1934), A. N. Lêônchiép, A. R. Luria...

Tâm lý học hoạt động cho rằng: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm phía thế giới và cả về phía con người”

Hành vi ở đây khơng hiểu như trong tâm lý học hành vi, mà là chính cuộc sống của con người, với hình thái tồn tại chủ yếu là lao động; với thành phần chủ yếu là kinh nghiệm về lịch sử, về xã hội và về kinh nghiệm lao động.

Hoạt động với đối tượng là một phạm trù quan trọng nhất trong tâm lý học hoạt động. Những quan điểm xuất phát, phương pháp tiếp cận, nội dung và đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hoạt động đều dựa trên cơ sở của phạm trù này... Lêônchiép đã đưa phương pháp tiếp cận hoạt động vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề tâm lý. Phân tích hoạt động là điểm quyết định, là con đường cơ bản để nhận thức tâm lý, ý thức con người. Theo các nhà tâm lý học người Nga thông qua hoạt động và giao tiếp tâm lý, ý thức, nhân cách của con người được hình thành và phát triển. Hay nói cách khác bằng hoạt động lao động và học tập con người học được những phẩm chất và năng lực tương ứng. Hoạt động quy định những biến đổi tâm lý của mỗi con người trong một giai đoạn nhất định vì vậy mục đích của trị liệu theo tâm lý học hoạt động đó là loại bỏ các rối nhiễu tâm lý bằng cách đưa con người tham gia vào các hoạt động

Thuyết Tâm lý học hoạt động giúp chúng ta phát hiện những điều vô lý trong tư duy và hoạt động, giúp chúng ta sửa chữa cũng như thể hiện chính con người của chúng ta trong đời sống thực tại. Phương pháp này dùng trong việc chữa trị những chứng rối loạn về tâm lý và các trạng thái cảm xúc. Nó giúp ta có tâm lý thoải mái để

113

mà vượt qua những khó khăn và mặc cảm sai lầm. Vì vậy Tâm lý học hoạt động khuyên chúng ta nên cùng với ai đó thực hiện lại cơng việc, để làm cho mọi việc tốt hơn, dựa trên những kinh nghiệm từ thất bại vừa qua.

Tóm lại trị liệu tâm lý là một trong những lĩnh vực cịn rất mới mẻ nhưng khơng kém phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoe tâm thần cho con người. Bởi vậy cùng với trị liệu tâm lý mỗi người chúng ta cần phải có khả năng tự bảo vệ chính mình, cũng như địi hỏi một sự đầu tư nghiêm túc hơn trong lĩnh vực hình thành những cơ sở và những nhà trị liệu tâm lý có được những quan điểm đúng đắn và năng lực thực sự để góp phần vào cơng việc đem lại cho con người niềm vui và sức khỏe toàn vẹn về thể chất và tâm thần.

LƯỢNG GIÁ:

1. Theo anh (chị) dựa trên những tiêu chí nào người ta có thể xác định một bệnh nhân có rối nhiễu tâm lý? Phân tích mục tiêu của trị liệu tâm lý?

2. Trong trị liệu tâm lý chúng ta phải quan tâm tới những yếu tố nào? Vì sao? 3. Phân tích ưu, nhược điểm của trị liệu phân tâm? Để q trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao anh (chị) đã và sẽ ứng dụng kiến thức về trị liệu phân tâm như thế nào khi chăm sóc bệnh nhân?

4. Phân tích ưu, nhược điểm của trị liệu hành vi? Để q trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao anh (chị) đã và sẽ ứng dụng kiến thức về trị liệu hành vi như thế nào khi chăm sóc bệnh nhân?

5. Phân tích ưu, nhược điểm của trị liệu nhân văn? Để q trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao anh (chị) đã và sẽ ứng dụng kiến thức về trị liệu nhân văn như thế nào khi chăm sóc bệnh nhân?

6. Phân tích ưu, nhược điểm của trị liệu hoạt động? Để q trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao anh (chị) đã và sẽ ứng dụng kiến thức về trị liệu hoạt động như thế nào khi chăm sóc bệnh nhân?

7. So sánh ưu nhược điểm của trị liệu phân tâm, hành vi, nhân văn, hoạt động? Theo anh (chị) cách trị liệu nào có tính hiệu quả cao nhất? Vì sao?

114

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 114 - 116)