Bài 3 : NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
4. Cơ chế hình thành nhân cách
4.1. Những yếu tố thuận lợi / khó khăn
44
Các đặc điểm giải phẫu sinh lý, di truyền có liên quan đáng kể đến nhân cách con người. Chúng có vai trị nhất định trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Đối với mỗi con người, mỗi một cá thể sinh ra đã được nhận theo con đường di truyền từ các thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trị của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Theo một số nhà tâm lý học Mỹ, tiềm năng sinh vật bẩm sinh đã quy định trước giới hạn của sự phát triển nhân cách. Họ thừa nhận những đặc điểm tâm lý là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật. Và sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gen được quyết định bằng con đường di truyền.
Sinh vật học hiện đại lại chứng minh: bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá thể. Mặt khác, cơ thể sống càng ở bậc cao của sự tiến hóa thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống và kinh nghiệm cá thể càng đóng vai trị lớn hơn. Ngoài ra, đối với mỗi người, điều kiện xã hội và kinh nghiệm xã hội đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển tâm lý.
Tóm lại, di truyền đóng vai trị đáng kể trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bởi lẽ, chính di truyền tham gia vào sự tạo thành những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hệ thần kinh - cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, lý thuyết di truyền học hiện đại và các cơng trình thực nghiệm chỉ cho phép ta khẳng định vai trò tiền đề của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền vật chất chứ khơng giữ vai trị quyết định.
4.1.2. Vai trị của hồn cảnh sống
Có ý kiến cho rằng hồn cảnh sống quyết định tâm lý, nhân cách, gạt bỏ tính tích cực, chủ động của chủ thể, của con người. Nhưng thực tế thì hồn cảnh sống chỉ có ảnh hưởng lớn đối với các đặc điểm tâm lý, thuộc tính tâm lý chứ khơng giữ vai trị quyết định.
Mặc dù yếu tố bẩm sinh di truyền và hồn cảnh sống ít nhiều có tác động tới q trình hình thành nhân cách, nhưng yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách chính là vai trị trực tiếp hoạt động của bản thân con người.
45