Trị liệu hành v i nhận thức

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 111 - 112)

3.1 .Trị liệu Phân tâm

3.2. Trị liệu hành v i nhận thức

Người sáng lập nên tâm lý học hành vi là Watsơn, nhưng người có cơng đóng góp cho việc hình thành trị liệu hành vi đó là : Arnold Lazarus, Albert Bandura, Joseph Wolpe và Alan Kazdin. Khuynh hướng hành vi được phát triển những năm 50 và 60 như một sự cấp thiết thoát khỏi triển vọng của trị liệu phân tâm đang thịnh hành trước đó.

Nguồn gốc của trị liệu hành vi nằm trong thuyết điều kiện hoá kinh điển và thuyết điều kiện hoá thao tác được phát triển vào nửa đầu thế kỷ 20 bởi Pavlov và Skinner. Mặc dù khác biệt đáng kể trong cách giải thích về hành vi, song cả hai lý thuyết đều cho rằng:

- Hành vi được quyết định bởi sự kiện bên ngoài;

- Những kinh nghiệm học được trong quá khứ quyết định hành vi hiện tại;

- Có thể thay đổi hành vi thơng qua thay đổi trực tiếp những sự kiện bên ngoài. Khơng cần thiết phải tìm hiểu hoặc thay đổi tinh thần hay thế giới bên trong của cá nhân;

- Nguyên tắc của sự học phụ thuộc vào hiểu biết khoa học và điều này đúng với mọi loài.

Cách tiếp cận này xem những rối nhiễu tâm lý là do các tác nhân hiện có (do điều kiện môi trường, do nhận thức cá nhân, do những mẫu ứng xử tập nhiễm mà có) đang cản trở, làm thay đổi các chức năng bình thường của cá nhân đó. Vì vậy, trọng tâm chính của trị liệu hành vi nhằm nhận diện những nhân tố đang duy trì hành vi bệnh, và tìm cách loại bỏ chúng. Thường thì các kích thích ban đầu tạo tiền đề cho hành vi xuất hiện và hậu quả sau khi hành vi đã xảy ra là những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu. Khi những điều kiện duy trì bệnh lý được loại bỏ, người bệnh sẽ trở lại cuộc sống bình thường (tức khỏi bệnh). Theo các nhà trị liệu nhận thức - hành vi ở những người có rối nhiễu tâm trí hay có nhận thức sai lệch, những niềm tin không hợp lý, thiếu hụt kỹ năng ứng phó vấn đề, vì vậy phát hiện những sai lệch về mặt nhận thức,

110

thiếu hụt về các kỹ năng, tìm cách điều chỉnh, huấn luyện là yếu tố quyết định. Thủ tục hành vi được lựa chọn và thiết kế để thích ứng với những yêu cầu khác thường, lạ kỳ của từng khách hàng. Bất cứ kỹ thuật nào có tác dụng làm thay đổi hành vi thì có thể hợp nhất các kỹ thuật này thành một cấu trúc trị liệu. Điểm mạnh của tiếp cận hành vi là nằm ở các kỹ thuật nhắm tới việc sản sinh ra sự thay đổi hành vi. Một số trong các kỹ năng đó là: phương pháp hiện thư giãn; giải mẫn cảm có hệ thống; tràn ngập và chìm ngập; gây ghét sợ; kỹ thuật hành vi mẫu.

Như vậy, trị liệu hành vi dựa trên học thuyết hành vi - một học thuyết được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm. Các nhà tâm lý học hành vi trước tiên đã nghiên cứu trên động vật sau mới nghiên cứu tâm lý con người. Trị liệu hành vi như là một q trình giáo dục, trong đó người bệnh học các kỹ năng tự điều chỉnh phát triển các cách thức ứng xử mới. Chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện các kỹ năng để người bệnh có thể biến q trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình tự điều trị tại gia và biết tự đánh giá kết quả điều trị. Điều đó có nghĩa người bệnh sẽ biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà khơng cần có mặt của nhà trị liệu. Trị liệu hành vi có thể được sử dụng và tiến hành trong thời gian ngắn là thấy ngay kết quả đạt được.Trị liệu hành vi được ứng dụng rộng rãi trong trị liệu hoặc tham vấn đặc biệt với những người mong muốn thay đổi hành vi không phù hợp. Những trường hợp thường sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn ám sợ, stesst, trẻ em với những rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng, rối nhiễu tình dục…Tuy vậy trị liệu hành vi cổ điển mang tính chất cơ học, máy móc hóa con người. Các nhà trị liệu hành vi có khuynh hướng sử dụng một hệ thống thuật ngữ mang tính cơ học, khái qt hóa hành vi theo cơng thức kích thích, đáp ứng và củng cố. Trị liệu hành vi cổ điển chỉ chú ý đến sự kiện, hành động bên ngoài mà bỏ qua các quá trình bên trong, như nhận thức, xúc cảm… Tuy nhiên điều này đã một phần nào đó được khắc phục ở chủ nghĩa hành vi mới. Các nhà trị liệu hành vi thường nhấn mạnh vai trị của các nhân tố hiện tại đang duy trì hành vi rối nhiễu, do vậy họ bỏ qua những sự kiện có ý nghĩa trong quá khứ của người bệnh. Bản thân trị liệu hành vi có tác dụng nhanh nhưng bị tái phát cũng nhanh, người ta thấy rằng trị liệu hành vi cổ điển không trị liệu được tận gốc mà chỉ trị liệu triệu chứng.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 111 - 112)