3.1 .Trị liệu Phân tâm
3.3. Trị liệu nhân vă n hiện sinh
Những người có cơng đóng góp cho việc hình thành trị liệu nhân văn hiện sinh là: Carl Roger, Greenberg, Delisk. Trường phái nhân văn hiện sinh phát triển từ giữa thế kỷ XX cùng lúc cả ở Mỹ và Châu Âu. Sự phát triển của trường phái này như là một lực lượng thứ ba trong tâm lý học nhằm chống lại hai trường phái nổi trội đã giữ quan
111
điểm cực đoan về bản chất con người: lý thuyết phân tâm cổ điển và hành vi cổ điển. Hiện nay trường phái này khá thịnh hành ở Châu Âu với cách tiếp cận trị liệu có hiệu quả, rất được ưa thích như liệu pháp tập trung vào cá nhân, trị liệu gia đình, đóng vai phóng chiếu, chiếc ghế trống…
Theo các nhà tâm lý học nhân văn bản chất của con người là tốt đẹp, con người có lịng vị tha đầy tiềm năng. Vì vậy, nếu được sống trong môi trường trong lành tự nhiên, họ sẽ sống hoà hợp với người khác; họ có khuynh hướng hiện thực hoá bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày người ta không thế tránh được những cảm giác bất an, khơng hài lịng, cáu gắt vô cớ, thất bại trong công việc… Nguyên nhân của điều này là thiếu vắng những quan hệ tình người, thiếu vắng những mục tiêu lý tưởng, mục tiêu quan trọng để phấn đấu. Không nhận thức được đầy đủ mục tiêu, cách thức hậu quả của hành động.
Mục đích trị liệu: Khuyến khích sự tự hiện thực hố những tiềm năng của thân chủ, bệnh nhân tự tổ chức lại thế giới nội tâm của mình qua đó đạt tới sự hoàn thiện, nắm được ý nghĩa tồn tại của nhân cách.
Theo Carl Roger thân chủ mới là người biết rõ nhất những vấn đề vướng mắc, những trải nghiệm bất thường của họ. Điều này thúc đẩy nhà trị liệu nhân văn Carl Roger phát triển cách tiếp cận trị liệu mới, nhấn mạnh đến các giá trị nhân văn và nhấn mạnh đến sự trải nghiệm có ý thức của từng cá nhân.
Cách tiếp cận của Carl Roger giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hố những tiềm năng của mình. Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch. Do vậy, mục tiêu chủ yếu của cách tiếp cận này không phải là chữa trị cho thân chủ, hoặc là tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ…mà cái chính là khuyến khích sự tự thực hiện hố những tiềm năng của thân chủ, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Ở đây thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, khơng phải là người bệnh, họ phải được hiểu, được chấp nhận để nhà trị liệu có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt hơn.
Nhiệm vụ của nhà trị liệu theo trường phái này là tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hố. Nhiệm vụ chính của nhà trị liệu là giúp thân chủ dỡ bỏ những “rào cản tâm lý” đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình. Điều này được thực hiện trong bầu khơng khí của sự quan tâm tích cực vơ điều kiện, chấp nhận khơng phê phán, tôn trọng thân chủ, sự giúp đỡ không áp đặt, không kèm theo sự đánh giá về năng lực. Nhà trị liệu cho phép những tình cảm riêng và ý nghĩ riêng của mình được rọi vào
112
người bệnh. Thêm vào đó, duy trì sự chân thành đồng thời nhà trị liệu cố gắng trải nghiệm tình cảm của người bệnh. Sự đồng cảm hồn tồn này địi hỏi nhà trị liệu giúp đỡ, chăm sóc thân chủ như một cá nhân có giá trị, có năng lực, khơng bị phán xét, không bị đánh giá nhưng lại giúp đỡ, tạo điều kiện để phát hiện ra cái bản sắc cá nhân của chính họ.
Những nhà trị liệu theo cách tiếp cận hướng vào cá nhân là những người biết lắng nghe kiên trì, nhiệt tình để sau đó sẽ giúp đỡ thân chủ tìm kiếm sự hiểu biết bản thân, tự chấp nhận mình. Theo các nhà trị liệu này, mỗi con người đều có tiềm năng để tự lái mình trở về với trạng thái khoẻ mạnh về mặt tâm trí một khi họ được tự do thiết lập những mối quan hệ cơng khai với người khác và họ chấp nhận chính mình. Chính cách nhìn lạc quan và tập trung vào mối quan hệ nhân văn giữa nhà trị liệu với tư cách là chuyên gia chăm dưỡng và thân chủ như là một chủ thể đã mang lại hiệu quả lớn cho cách trị liệu này.