Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH
5. Tâm lý người bệnhvà các giai đoạn phát triển bệnh
5.1. Giai đoạn đầu của bệnh
Nếu bệnh khởi phát đột ngột trên người bệnh, sẽ kéo theo những biến đổi dữ dội các hoạt động tâm lý, làm thay đổi các chức năng điều tiết, phá vỡ định hình cũ, thiết lập định hình mới. Đây là giai đoạn hình thành ổ hưng phấn ưu thế bệnh lý kèm theo những thay đổi tâm lý. Các nhân tố xúc cảm stress rất dễ gây tác động mạnh trên người bệnh.
5.2. Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành căn nguyên tâm lý của bệnh, sự xuất hiện khả năng thích nghi (do cân bằng xúc cảm được lặp đi lặp lại) sự đấu tranh gay gắt giữa niềm hy vọng, nỗi thất vọng và tình trạng ám thị ở người bệnh tăng lên. 5.3. Giai đoạn cuối
Nếu bệnh tiến triển tốt, thì xúc cảm dương tính của người bệnh tăng cao, khí sắc tươi vui, phấn chấn, tri giác nhạy bén. Họ nhìn về tương lai với niềm lạc quan, cảm thấy khỏe mạnh, sức sống dồi dào, mở rộng phạm vi hứng thú, tính tích cực tăng và hay đánh giá quá mức khả năng của mình.
Nếu bệnh tiến triển xấu, thì sự biến đổi tâm lý trầm trọng sẽ xảy ra đồng thời với những biến đổi thực thể.
Cường độ cảm xúc âm tính tăng, thế giới nội tâm khơ cạn, tính tích cực bị suy sụp và có thể xuất hiện trạng thái bất mãn, thất vọng trên người bệnh.
95
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc người bệnh bị tàn phế, mang khuyết tật về thẩm mỹ, mất chức năng của cơ quan phân tích, mất khả năng lao động nghề nghiệp thì cơ chế thích nghi, vai trị bù trừ của các căn nguyên tâm lý, nhân cách có một ý nghĩa to lớn.