Gen: Tạo ra những nét đặc trưng về thể chất như vóc dáng, nước da, nét mặt, màu tóc, mắt, giới tính.
70
Cấu trúc sinh vật: Những yếu tố này phát triển một cách tuần tự theo sự phát triển của con người mà không cần sự can thiệp của giáo dục. Ví dụ: đến một giai đoạn nhất định thì đứa trẻ cất được đầu; biết ngồi trước khi biết đứng; biết đứng trước khi biết đi... Những đặc điểm này ở những đứa trẻ có cùng độ tuổi là như nhau.
Năng lực trí tuệ: Sự phát triển trí tuệ của đứa trẻ bắt đầu xuất hiện khi chúng có khả năng suy nghĩ. Sự thành thạo các chức năng trí tuệ ảnh hưởng đến q trình nhận thức của chúng.
4.2. Các yếu tố môi trường
Yếu tố giáo dục: Con người cần được học như học tri thức, học kinh nghiệm, học cách ứng xử... Mọi năng lực của một đứa trẻ đều liên quan đến một năng lực bao trùm đó là năng lực học tập. Ngừng học tập có nghĩa là ngừng lớn lên, ngừng lớn lên có nghĩa là khơng cịn tồn tại.
Yếu tố giao lưu: Giao lưu là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi mặt của con người. Thông qua giao lưu mà con người xây dựng cho mình kiểu mẫu họ cần phải học tập. Nếu như được giao lưu với những người có lịng u thương, sự tin cậy, sự trung thực thì con người sẽ có thái độ tương tự như vậy đối với người khác.
Các yếu tố khác: Nếu con người được chăm sóc tốt, được đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển thì sẽ có khả năng cho sự tự hồn thiện mình. Mặt khác, tình trạng sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự lớn lên và phát triển của con người. Nếu làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thì con người sẽ tăng được khả năng đối phó với bệnh tật.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ em? 2. Trình bày những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em?
3. Dựa vào đâu để phân chia tâm lý theo độ tuổi? 4. Trình bày đặc điểm tâm lý ở tuổi thiếu niên
71