Tâm lý người bệnhvà bệnh tật

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 86 - 88)

Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH

1. Tâm lý người bệnhvà bệnh tật

Hoạt động khám, chữa bệnh hoặc các biện pháp dự phòng, tăng cường sức khoẻ đều nhằm đến mục tiêu cải thiện sức khoẻ (cả về thể chất và tâm lý) cho con người. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp đó khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người nhân viên y tế về tâm lý người bệnh mà nó cịn phụ thuộc vào chính những đặc điểm tâm lý - nhân cách của họ- những người làm cơng tác chăm sóc sức khoẻ. Do vậy, với góc độ là một lĩnh vực ứng dụng vào y học, tâm lý học y học trang bị cho nhân viên y tế kiến thức về tâm lý người bệnh. Những hiểu biết về tâm lý - nhân cách của nhân viên y tế về người bệnh cịn là cơ sở khoa học góp phần giáo dục, đào tạo bồi dưỡng và phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách của họ.

Những biến đổi tâm lý dưới tác động của bệnh tật và ngược lại, bệnh tật chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh là hiện tượng thường gặp trong lâm sàng.

Ảnh hưởng của bệnh tật đến tâm lý người bệnh

Điều dễ dàng nhận thấy rằng một khi bị bệnh thì bản thân bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này được diễn ra trên các cấp độ khác nhau.

+ Cấp độ cơ thể:

Khi có bộ phận hay cơ quan nào đó bị bệnh thì hoạt động chung của hệ thống đó cũng bị thay đổi. Để đáp ứng sự thay đổi đó, hệ thần kinh cũng phải có sự điều chỉnh trong hoạt động của nó do ảnh hưởng của hệ thống bị bệnh. Sự điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh chính là cơ sở dẫn đến sự thay đổi tâm lý của bệnh nhân. Ví dụ: trong trạng thái mệt mỏi, hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn đối với các kích thích từ bên ngoài.

+ Cấp độ tâm lý:

Yếu tố tâm lý đóng vai trị rất khác nhau trong sự hình thành và diễn biến bệnh tật. Có những bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý, ví dụ như rối loạn phân li (trước đây gọi là hysteria). Cũng có những bệnh mà theo các thầy thuốc, tâm lý đóng vai trị chủ đạo, ví dụ như hen suyễn, viêm loét dạ dày - hành tá tràng (mặc dù gần đây người ta đã tìm ra vi khuẩn Helicobater Pilory)…Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ,

85

sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. Bệnh càng nặng càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính, nóng nảy; từ người chu đáo, thích quan tâm đến người khác thành người ích kỷ; từ người vui tính, hoạt bát thành người đăm chiêu, nghi bệnh; từ người lạc quan thành người bi quan, tàn nhẫn; từ người lịch sự, nhã nhặn thành người khắt khe; từ người có bản lĩnh, độc lập thành người bị động. Tuy nhiên, cũng có khi bệnh tật lại làm thay đổi tâm lý người bệnh theo hướng làm cho họ thương yêu, quan tâm tới nhau hơn, làm cho người bệnh có ý chí và quyết tâm cao hơn.

Khi bị bệnh, tâm lý của bệnh nhân có các thay đổi nhất định. Trạng thái tâm lý thường gặp nhất là trạng thái lo âu. Tùy theo mức độ của bệnh và đặc biệt là các đặc điểm nhân cách của cá nhân, phản ứng lo âu của bệnh nhân biểu hiện rất khác nhau, từ thờ ơ coi thường bệnh tật cho đến phản ứng thái quá. Có những trường hợp thậm chí cịn rơi vào trạng thái bệnh lý mặc dù có thể bệnh cơ thể khơng nặng. Bên cạnh đó, các hiện tượng tâm lý của con người lại có liên quan mật thiết với nhau. Trong trạng thái lo âu hoặc cảm xúc khơng ổn định, khả năng tư duy, trí nhớ và trí tuệ nói chung cũng đều bị ảnh hưởng.

+ Cấp độ xã hội:

Mỗi bệnh nhân không chỉ đơn thuần là một cơ thể bị bệnh. Trên bình diện xã hội, họ là chủ thể của các mối quan hệ và các hoạt động cá nhân, xã hội. Họ là thành viên của gia đình (với một số cương vị nhất định như cương vị người chồng và người cha), là thành viên của một nhóm xã hội nào đó (trong cơ sở lao động hoặc trong các tổ chức chính quyền, đồn thể...). Một khi bị bệnh, các cương vị của họ ít nhiều cũng bị chi phối, bị ảnh hưởng. Thêm vào đó cịn có thể là các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế: tăng chi phí cho các hoạt động khám, chữa bệnh, giảm thu nhập do nghỉ việc. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý bệnh nhân.

Sự kết hợp cả ba cấp độ đó càng làm cho những biến đổi tâm lý của bệnh nhân trở nên phức tạp hơn.

Ảnh hưởng trở lại của tâm lý người bệnhđến bệnh tật.

Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ khác nhau đối với bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được, đành cam chịu, mặc cho bệnh tật hồnh hành. Có người kiên quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật. Có người khơng sợ bệnh tật, khơng quan tâm tới bệnh tật. Có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật. Đơi khi chúng ta gặp những người thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới quan của mình. Bên cạnh những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả vờ như khơng bị bệnh tật... Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý

86

của người bệnh nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực bản thân trong phòng và chữa bệnh cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật của người bệnh.

Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý của người bệnh tác động lẫn nhau theo vịng trịn khép kín: bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh và ngược lại, tâm lý cũng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của bệnh. Các yếu tố tâm lý có thể đóng vai trò là nguyên nhân (như trong một số trường hợp bệnh cơ thể tâm sinh), cũng có thể là hậu quả của bệnh (lo âu, trầm cảm..) hoặc là hiện tượng đi cùng. Khi thăm khám bệnh nhân tại một thời điểm nào đó, các yếu tố tâm lý có thể vừa là hậu quả song chúng lại vừa có thể ảnh hưởng tiếp tới diễn biến của bệnh (có thể làm xấu đi hoặc ngược lại, giúp bệnh nhân có thêm nghị lực đấu tranh chống lại bệnh tật).

Tâm lý và cơ thể có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Khi cá nhân bị bệnh thì tâm lý con người đó cũng có những biến đổi nhất định. Sự thay đổi tâm lý của người bệnh có những điểm chung: những người mắc cùng một loại bệnh có những đặc điểm tâm lý giống nhau. Những biến đổi như vậy mang tính quy luật nhất định. Tuy nhiên tính quy luật như vậy chỉ mang tính tương đối. Mỗi con người cụ thể có những đặc điểm riêng về cơ thể cũng như về tâm lý và xã hội. Do vậy, những thay đổi tâm lý do bệnh tật cũng có những điểm khác nhau ở những người khác nhau.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 86 - 88)