Bài 4 : STRESS TÂM LÝ
5. Tính chất và phương thức gây bệnh của stress
Phương thức gây bệnh của stress rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từng chủ thể gặp stress. Tính chất và phương thức gây bệnh có thể diễn ra như sau:
- Tâm chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hoặc không mạnh nhưng trường diễn.
- Bệnh xuất hiện có thể do một tâm chấn duy nhất gây ra hoặc do nhiều tâm chấn kết hợp với nhau gây ra.
- Bệnh có thể xuất hiện ngay sau tâm chấn hoặc sau một thời gian ngấm tâm chấn.
- Có thể tâm chấn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh hoặc có thể nó chỉ là một nhân tố thúc đẩy một bệnh cơ thể hay một bệnh loạn tâm thần phát sinh.
- Tính gây bệnh của tâm chấn phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định .
PHẢN ỨNG STRESS
(theo lazarus )
Tình huống gây stress
Chủ thể
Đánh giá tình huống
Tình huống đe doạ
Khơng thể đối phó
Phản ứng stress bệnh lý
Tình huống khơng đe doạ
Có thể đối phó
58
- Tính gây bệnh của tâm chấn cịn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của tâm thần và cơ thể trước một tâm chấn. Tâm chấn càng bất ngờ càng dễ gây bệnh.
- Tâm chấn cũng có tính gây bệnh nếu người chịu tâm chấn khơng tìm được lối thốt trong tương lai.
- Tính gây bệnh của tâm chấn đối với cá nhân mạnh hơn đối với tập thể. 6. Một số phương pháp vượt qua stress
Nghỉ ngơi, thư giãn: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, gặp những thất bại trong cuộc sống, có những xung đột về mặt tâm lý...thì nên nghỉ ngơi, thư giãn. Việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp chúng ta có trạng thái tâm lý thoải mái hơn, và do đó sẽ bình tĩnh hơn trong việc giải quyết các khó khăn đang gặp phải. Tốt nhất nên học cách tập thư giãn và chọn phương pháp thư giãn thích hợp như: Thư giãn trong dưỡng sinh, hoặc phương pháp thư giãn do trung tâm y tế đề xuất: Hít thở chậm 6 lần /phút; nhắm mắt và hít vào thật sâu; tập trung vào một điều gì đó êm dịu và đẹp mắt ở mơi trường quanh bạn.
Giải tỏa tâm lý: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được giải tỏa, bộc lộ những sự uất ức, sự ức chế sẽ làm cho ta có trạng thái thoải mái hơn. Việc giải tỏa thơng thường nhất là nói ra sự căng thẳng với người khác, như với người thân hoặc những nhà tư vấn tâm lý.
Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác: Khi gặp khó khăn, nên có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để có được sự hỗ trợ về tinh thần hoặc sự hỗ trợ về vật chất. Nhờ đó, những vướng mắc có thể được giải quyết một cách dễ dàng hơn.
7. Stress với người bệnh nằm viện 7.1. Với người bệnh nói chung 7.1. Với người bệnh nói chung
59 Những yếu tố gây stress với người bệnh.
Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng viên.
- Vào nằm viện thay đổi môi trường sống.
- Tiếp xúc tốt với người bệnh ngay từ đầu.
- Lo lắng đến gia đình. - Phối hợp với người thân cùng động viên, giải thích.
- Chi phí tốn kém. - Động viên, giải thích cho người bệnh.
- Lo lắng về bệnh, muốn biết chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh.
- Đề nghị Bác sĩ giải thích để người bệnh yên tâm.
- Thái độ chăm sóc của nhân viên y tế. - Gần gũi chăm sóc họ cả về thực thể và tinh thần.
- Mất ngủ kéo dài. - Động viên người bệnh.
- Người bệnh phải nằm cùng buồng với người bệnh nặng.
- Cố gắng để người bệnh nặng cùng nằm một phòng.
- Đau đớn chưa rõ nguyên nhân. - Đề nghị Bác sỹ giải thích cho người bệnh.
- Các thủ thuật, can thiệp của y học đến người bệnh.
- Khi làm các thủ thuật trên người bệnh phải giải thích khoa học, hợp lý.
- Bệnh tật có ảnh hưởng đến tương lai khơng.
- Giải thích theo hướng lạc quan.
- Người bệnh buồn vì phải nằm ở phịng cách ly.
- Điều dưỡng viên phải thường xuyên thăm khám, chăm sóc, trị chuyện và động viên người nhà đến thăm người bệnh thường xuyên.
7.2. Với người bệnh bị bệnh nặng 7.2.1. Yếu tố gây stress 7.2.1. Yếu tố gây stress
Với những người bị bệnh nặng, yếu tố gây stress có thể là.
- Sợ phải thay đổi điều kiện sống, điều kiện làm việc, vị trí trong xã hội. - Sợ mất một phần cơ thể.
60 - Sợ phải sống cách biệt với người thân.
7.2.2. Những hành động chăm sóc của điều dưỡng viên và thầy thuốc
- Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh để tìm ra các yếu tố gây stress ở người bệnh.
- Giải thích khoa học, hợp lý về bệnh cảnh của họ.
- Khéo gợi chuyện để họ tâm sự, bộc lộ những lo lắng, những cảm nghĩ sai lệch về bệnh tật.
- Giúp người bệnh hịa nhập vào cơng tác chăm sóc cùng cán bộ điều dưỡng. - Hướng dẫn người bệnh luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh, thư giãn, phục hồi chức năng.
8. Stress với cán bộ điều dưỡng trong chăm sóc
8.1. Các yếu tố gây stress đối với điều dưỡng trong việc chăm sóc
- Trong hoạt động chăm sóc người bệnh, điều dưỡng phải tiếp xúc với người bệnh 24/24 giờ, phải chứng kiến tất cả những gì xảy ra với người bệnh như: đau đớn, lo lắng, bực bội, tức giận, la hét và có cả cái chết của người bệnh.
- Vai trị, vị trí, chức năng của người điều dưỡng chưa được nhận thức đúng đắn dẫn đến họ tự ti, khơng u nghề.
- Chăm sóc người bệnh là cơng việc nặng nề, bận rộn, khối lượng cơng việc lớn, trang thiết bị cịn thiếu thốn hoặc xuống cấp...
- Đội ngũ điều dưỡng không được trang bị kiến thức đầy đủ, liên tục. - Công việc đôi khi vượt quá khả năng dẫn đến lúng túng, lo lắng.
- Chế độ lương tháng thấp dẫn đến cuộc sống gia đình khơng ổn định, khơng n tâm công tác.
- Đôi khi họ phải làm việc trong hồn cảnh khơng tự tin: khơng có cấp trên, thầy thuốc và đồng nghiệp hỗ trợ.
- Trong gia đình và đời sống riêng tư của họ cũng có thể gặp các yếu tố gây nên stress.
8.2. Hoạt động phòng ngừa các stress trong điều dưỡng
Mỗi một người điều dưỡng phải tự biết cách phòng ngừa các stress, cụ thể các hoạt động đó là:
61
- Cần thực sự yêu nghề điều dưỡng, tránh mọi biểu hiện tự ti, sống có bản lĩnh, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn.
- Cần đánh giá đúng những ưu điểm, những thiếu sót của bản thân mình để hoặc phát huy, hoặc sửa chữa.
- Dự đoán trước các stress có thể xảy ra và chuẩn bị tư tưởng đương đầu với nó. - Ln năng động, sáng tạo trong công việc.
- Tránh mọi sự căng thẳng trong khoa phòng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. - Không ngừng nâng cao chuyên môn để phục vụ tốt người bệnh.
- Giải quyết tốt các stress trong đời sống riêng tư và trong gia đình. LƯỢNG GIÁ
1. Stress là gì?
2. Stress là phản ứng có lợi hay có hại? Vì sao? 3. Trình bày một sơ phương pháp vượt qua stress?
4. Trình bày những yếu tố gây stress với người bệnh nằm viện? 5. Trình bày tính chất và phương thức gây bệnh của stress?
62
Bài 5: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI 1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em 1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em
Sự phát triển tâm lý của trẻ em không tuân theo quy luật của sinh học mà tuân theo quy luật của xã hội
1.1. Tính khơng đồng đều của sự phát triển tâm lý
Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra một cách không đồng đều và đầy biến động, có nghĩa là trong điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau…cũng không thể phát triển ở mức độ như nhau. Có những giai đoạn các em phát triển bình thường, nhưng cũng có những giai đoạn đột biến, phát triển một cách tối ưu của một biểu hiện nào đó.
Tính khơng đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi.
1.2. Tính tồn vẹn của tâm lý
Cùng với sự phát triển, tâm lý con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lý là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lý thành các đặc điểm tâm lý cá nhân.Ví dụ: tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong học tập được lập lại thường xuyên sẽ chuyển thành hứng thú cao trong học tập.
Tính trọn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Cùng với sự giáo dục, cùng với sự mở rộng vốn kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc lộ rõ nét trong nhân cách của trẻ.
1.3. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý trẻ em. Tính mềm dẻo cũng tạo nên khả năng bù trừ giữa các chức năng tâm lý hoặc sinh lý.
1.4. Sự phát triển tâm lý của trẻ em diễn ra dưới hình thức xuất hiện những mâu thuẫn: thuẫn:
Giữa các khả năng hiện có với yêu cầu mới của điều kiện sống và hoạt động. Việc giải quyết những mâu thuẫn này chính là động lực của sự phát triển tâm lý.
1.5. Sự phát triển tâm lý của trẻ em có tính kế tục
Giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau, có ảnh hưởng đến giai đoạn sau và diễn ra trong sự thống nhất, sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng tâm lý của trẻ.
63
Đây là một số luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lý của trẻ không tuân theo quy luật sinh học mà theo quy luật xã hội.
2. Phân kỳ lứa tuổi
Tâm lý con người phát triển theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đặc thù cho một chức năng phát triển. Trong mỗi giai đoạn, nếu các chức năng đặc thù khơng phát triển bình thường thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các chức năng đó và các chức năng của giai đoạn sau.
Căn cứ vào các đặc điểm của sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, các hoạt động chủ đạo... mà người ta chia quá trình phát triển tâm lý thành các giai đoạn như sau:
1. Từ 0-1 tuổi: Tuổi bế bồng. 2. Từ 2 -3 tuổi: Tuổi nhà trẻ. 3. Từ 4 -6 tuổi: Tuổi mẫu giáo. 4. Từ 7 -11 tuổi: Tuổi thiếu nhi. 5. Từ 12-15 tuổi: Tuổi thiếu niên. 6. Từ 16-29: Tuổi thanh niên.
7. Từ 30-60: Tuổi trưởng thành - trung niên . 8. Sau 60 tuổi: Tuổi già.
Mơi trường sống có tác động rất lớn đến các giai đoạn phát triển tâm lý. Nếu khơng thích hợp, khơng thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các chức năng tâm lý.
3. Đặc điểm tâm lý và các rối nhiễu tâm lý ở các lứa tuổi 3.1. Tuổi bế bồng 3.1. Tuổi bế bồng
3.1.1. Những đặc điểm tâm lý
Trẻ em mới sinh ra có sự thay đổi về mơi trường sống đó là từ môi trường hết sức thuần khiết, tương đối ổn định, sang một môi trường mới khác hẳn với môi trường trong bụng mẹ. Thời kỳ này, đứa trẻ khơng tự chăm sóc được mình mà phải nhờ vào sự chăm sóc của người lớn.
Khi mới sinh ra đứa trẻ đã có một số phản xạ không điều kiện như chớp mắt, hắt hơi, nơn, ngối cổ, phản xạ mút, cầm, nắm. Những phản xạ này đều cần thiết đối với trẻ, giúp cho chúng có được những đáp ứng thích hợp và giúp chúng thích nghi được với mơi trường mới.
Trong năm đầu thì mối quan hệ mẹ - con là mối quan hệ đặc biệt, tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ, tránh nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc tâm lý cũng như sinh lý sau này. Sự giúp đỡ của cha mẹ và người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ hình
64
thành nên những kinh nghiệm cảm tính. Theo Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì sự giúp đỡ của người lớn trong giai đoạn này biến đứa trẻ từ một thực thể sinh vật thành một thực thể xã hội.
Đến 3 tháng tuổi thì trẻ có phản ứng cười khi nhìn thấy bất kỳ ai nhưng khi 6 đến 7 tháng tuổi thì trẻ đã phân biệt được lạ, quen, đây là bước tiến quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội của trẻ.
Hoạt động cảm giác: Trẻ không phân biệt được bản thân với sự vật. Đây là thời kỳ hịa mình với đồ vật, với người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Những biến động trong mấy tháng đầu cứ tuần tự phát sinh theo thứ tự thành thục mà ít cần tới sự luyện tập.
Sự phát triển về vận động: Những ngày đầu, sự vận động của trẻ còn hỗn hợp, khơng có sự phối hợp nhất định. Vận động của tay mới đầu là bấu, nắm cho đến biết tự cầm, tự lấy một đồ vật nào đó chủ động hơn.
Ngơn ngữ: 2 tháng tuổi biết hóng truyện, phát ra một số âm đơn điệu. Khi được 6 tháng trẻ đã có thể ghép được một số âm tiết như ma ma... khoảng 10 đến 12 tháng tuổi có thể nói được một số từ đơn giản như bà, ba, mẹ...
3.1.2. Những rối nhiễu tâm lý
Trong giai đoạn này đứa trẻ rất cần được sự yêu thương của người lớn. Đặc biệt nhu cầu gắn bó của trẻ thời kỳ này là sự yêu thương, vuốt ve của người mẹ. Vì vậy, chỉ cần một biểu hiện khơng tồn tâm tồn ý của người mẹ là trẻ nhận ra ngay.
Nếu ở người mẹ có những bất ổn (khó khăn về vật chất trong chăm sóc trẻ, sinh con ngồi ý muốn...) thì sẽ gây ra cho trẻ những lệch lạc tâm lý, tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi, khó hình thành niềm tin, ln tìm cách đối phó, tạo nên nhân cách có vấn đề.
Khi khơng được đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ có những phản ứng như biếng ăn, khơng chịu ăn với mẹ mà muốn người khác cho mình ăn, thiếu năng động, kêu khóc. Trong trường hợp này thì bố mẹ hoặc người thầy thuốc phải quan tâm đến việc ăn uống, vệ sinh của trẻ và tìm xem trong quan hệ gia đình có gây ra vấn đề gì cho bé không.
3.2. Tuổi nhà trẻ
3.2.1. Những đặc điểm tâm lý
Giai đoạn này trẻ đã biết đi cho nên cuộc sống giảm dần mức độ phụ thuộc, trẻ bắt đầu biết thể hiện rõ hơn những nhu cầu của mình.Trẻ rất thích bắt chước hành động sử dụng đồ vật của người lớn, thích tìm tịi khám phá sự vật.
65
Về ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu biết nói một trong hệ thống nhiều từ, nói được câu ngắn, cuối tuổi lên 3 trẻ đã sử dụng được khoảng 1500 từ. Đây là lứa tuổi rất hiếu động, khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ tăng nhanh.
Đây là giai đoạn hình thành cái “tơi” (sự tự nhận thức về mình). Trong mối quan hệ với người khác thì trẻ đã biết phân biệt nó với thế giới xung quanh, chủ động tiếp xúc với môi trường xung quanh, với đồ chơi, với bạn bè và tách dần mẹ.
Tư duy mang tính tự kỷ: nhìn nhận sự việc một cách chủ quan. Tư duy chưa tách khỏi giác động mà gắn chặt với những vận động đặc biệt là với tình cảm chi phối tâm tư của bé, ví dụ như khi ngã đau lại đổ lỗi do vấp phải bàn và đánh bàn…