Khái niệm stress

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 53 - 54)

Bài 4 : STRESS TÂM LÝ

1. Khái niệm stress

Stress là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong các phương tiện truyền thông. Có nhiều cách sử dụng khác nhau về khái niệm này.

Stress đôi khi được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân cơng kích làm cho cơ thể khó chịu, ví dụ như coi tiếng ồn là stress chủ yếu ở các thành phố. Ngoài ra, thuật ngữ stress còn dùng để chỉ hậu quả của tác nhân cơng kích ví dụ như: “tơi bị stress vì tiếng ồn của thành phố”.

Theo H. Selye, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. Đây là những phản ứng nhằm khôi phục lại trạng thái cân bằng nội mơi, khắc phục các tình huống để đảm bảo sự duy trì và sự thích nghi của cơ thể trước những điều kiện sống ln biến đổi. Khi khả năng thích nghi bị rối loạn thì sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Trong y học, trong tâm lý học, các nhà tâm lý chú ý nhiều hơn đến trạng thái stress trước tác nhân kích thích là yếu tố tâm lý hay yếu tố xã hội và gọi chung là stress tâm lý.

Như vậy, khi nói đến stress thì thường được đề cập đến hai vấn đề đó là tác nhân gây nên stress và phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó.

+ Tác nhân gây nên stress là sự tấn cơng hay kích thích. Các tác nhân này rất đa dạng, có thể là tác nhân vật lý (q nóng, q lạnh), hố chất, tác nhân tâm lý (lo lắng, sợ hãi vì một vấn đề nào đó), tác nhân tâm lý - xã hội (mâu thuẫn vợ - chồng, mâu thuẫn với hàng xóm, đồng nghiệp...)

+ Phản ứng của cơ thể trước các tác động hay kích thích. Phản ứng này bao gồm cả phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý, thường khơng mang tính đặc hiệu như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, teo tuyến thượng thận ...mặc dù có thể mang tính đặc hiệu trong một vài trường hợp như vã mồ hơi khi nói.

Tóm lại: Stress (tâm chấn - sang chấn tâm lý) là những phản ứng sinh học không đặc thù của cơ thể. Nói một cách khác, đó là những biến đổi lý học, hố học, sinh học

52

của con người đối với những thay đổi liên tục và không ngừng của mơi trường sống, trong đó mơi trường tâm lý có vai trị cực kỳ quan trọng.

Stress tâm lý có thể là stress dương tính (đó là đáp ứng của cá nhân trước các kích thích tâm lý tích cực), có thể là stress âm tính (là đáp ứng của cá nhân trước các kích thích tâm lý tiêu cực).

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)