Các dấu hiệu của stress

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 54 - 55)

Bài 4 : STRESS TÂM LÝ

2. Các dấu hiệu của stress

Khi bị stress, con người có những triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đổ mồ hơi, đau lưng và mệt mỏi. Cá nhân có thể cảm thấy bị kích động, ln ln mệt hoặc khơng chú ý. Những triệu chứng này có thể dẫn đến bệnh tim, cao huyết áp, loét dạ dày... và được biểu hiện cụ thể ở những dấu hiệu sau:

2.1. Những dấu hiệu về mặt tâm lý - Hay cáu giận, khó tính. - Hay cáu giận, khó tính. - Lo lắng, chán nản, buồn rầu. - Gây gổ, gây sự, hung hăng.

- Sống khép mình, khơng thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. - Hút thuốc, uống rượu nhiều hơn.

2.2. Những dấu hiệu về thực thể

- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. - Hô hấp: Thở nhanh.

- Sinh dục: Khả năng sinh dục giảm.

- Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man. - Tiêu hố: Miệng khơ, chán ăn, ăn không ngon.

- Cơ khớp: Đau các khớp.

- Nếu nặng có thể có các rối loạn tâm thần.

* Hậu quả của stress: Stress có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực cụ thể như sau:

- Hậu quả tiêu cực: Mức độ nhẹ có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, giảm khả năng tập trung chú ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ; mức độ trung bình là có thể gây rối loạn tâm căn như tâm căn lo âu, tâm căn suy nhược; mức dộ nặng có thể gây rối loạn tâm thể (bệnh cơ thể tâm sinh) như cao huyết áp, loét dạ dày, gây rối loạn tâm thần như hội chứng stress sau sang chấn.

53

- Hậu quả tích cực: Nói chung, phản ứng của cơ thể trước tác động của stress là sự huy động sức đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. Stress cũng là yếu tố tạo động cơ thúc đẩy cá nhân phát triển, phát huy năng lực tiềm tàng của bản thân.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)