Các phươngpháp chủ đạo

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 83 - 86)

3 .Vị trí, đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học y học

6. Phươngpháp nghiên cứu tâm lý học y học

6.2. Các phươngpháp chủ đạo

82

Về mặt thuật ngữ, phương pháp có thể được hiểu ở 3 cấp độ: phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp cụ thể (kỹ thuật cụ thể).

Ngoại trừ cấp độ phương pháp luận, trong thực hành tâm lý học y học các phương pháp nghiên cứu chủ đạo thường được dùng với cả 2 cấp độ: cách tiếp cận và phương pháp cụ thể. Có 2 cách tiếp cận được bàn nhiều trong thực hành tâm lý học y học, đó là thực nghiệm và trắc nghiệm.

6.2.1. Thực nghiệm tâm lý

Thực nghiệm tâm lýlà quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân - quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.

- Một số đặc điểm của thực nghiệm tâm lý:

+ Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm là vai trị chủ động, tích cực của nhà nghiên cứu. Đây cũng chính là nét khác biệt cơ bản giữa tiếp cận thực nghiệm với trắc nghiệm. + Thực nghiệm tiến hành phân tích định tính là chính (đặc điểm này khơng loại trừ tính định lượng mà ngược lại, chúng quan hệ rất mật thiết với nhau.)

Theo hình thức thực hiện thực nghiệm được chia thành hai loại: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phịng thí nghiệm.

Theo mục đích thực nghiệm được chia thành hai loại: thực nghiệm phát hiện, xác định và thực nghiệm hình thành.

Trong thực hành tâm lý học y học, thực nghiệm được sử dụng chủ yếu là thực nghiệm trong phịng thí nghiệm và thực nghiệm xác định.

6.2.2. Trắc nghiệm tâm lý

Cùng với việc xuất hiện các cuộc cách mạng trong tâm lý học (như đã đề cập trong bài trước), một trong những yêu cầu để xây dựng tâm lý học thành một ngành khoa học thực sự là đối tượng nghiên cứu của nó phải định lượng được. Trước thế kỉ XX, trắc nghiệm tâm lý cũng đã có những bước đi ban đầu. Tuy nhiên nó chỉ thực sự phát triển kể từ sau năm 1905, năm xuất hiện thang đo trí tuệ Binet-Simon. Càng ngày càng có nhiều trắc nghiệm tâm lý được xây dựng và phạm vi ứng dụng cũng được mở rộng ra rất nhiều: giáo dục, y tế, tuyển chọn nghề, quân sự (ví dụ: tại Mỹ, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã có hơn 20 triệu quân nhân và nhân viên quân sự được “đo” trí tuệ ).

+ Trắc nghiệm tâm lý là một phép đo nên trắc nghiệm đòi hỏi phải được thực hiện theo các yêu cầu:

83

- Tính chuẩn: trắc nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện chuẩn, có những điểm chuẩn trên cơ sở kết quả của các nhóm đại diện cho một quần thể (lứa tuổi, văn hố, chủng tộc, nghề nghiệp...)

- Tính hiệu lực: trắc nghiệm phải đo được chính cái mà nó cần đo.

- Độ tin cậy: thể hiện ở chỗ trên cùng một đối tượng, trong các lần đo khác nhau; hoặc trên cùng những đối tượng tương đồng; hoặc các phiên bản khác nhau của cùng một trắc nghiệm phải cho kết quả giống nhau.

+ Các phương pháp trắc nghiệm cụ thể:

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp trắc nghiệm khác nhau. Có thể kể đến: - Các phương pháp khảo sát trí nhớ.

- Các phương pháp khảo sát chú ý. - Các trắc nghiệm trí tuệ.

- Các phương pháp khảo sát cảm xúc. - Các phương pháp khảo sát nhân cách.

Trong số những phương pháp này, các trắc nghiệm trí tuệ và nhân cách chiếm phần lớn.

Thực ra, sự phân chia ra các phương pháp thực nghiệm và trắc nghiệm cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tế trong các nghiên cứu phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia và ngược lại.

LƯỢNG GIÁ

1: Phân tích ý nghĩa của tâm lý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế? 2: Trình bày nhiệm vụ của tâm lý học y học ?

3: Ứng dụng của tâm lý học y học? Mỗi ứng dụng lấy một ví dụ minh họa?

4: Trong tâm lý học y học những phương pháp nghiên cứu nào thường được sử dụng? Vai trò của từng phương pháp.

5: Trình bày các phương pháp nghiên cứu bổ trợ trong tâm lý học y học. Mỗi phương pháp lấy một ví dụ minh họa?

6: Trình bày các phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong tâm lý học y học. Mỗi phương pháp lấy một ví dụ minh họa.

84

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)