Khái niệm đạo đức

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 133 - 134)

Bài 1 : LỊCH SỬ Y ĐỨC

1. Khái niệm đạo đức và đạo đức y học

1.1. Khái niệm đạo đức

Định nghĩa đạo đức (Từ điển tiếng Việt) “Những phép tắc căn cứ vào chế độ kinh tế và chế độ chính trị mà đặt ra để quy định quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế và chế độ xã hội”.

Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, những tiêu chuẩn, những khuôn phép, những mẫu mực về hạnh kiểm, phong cách hay hành vi có liên quan đến bổn phận, đến trách nhiệm của con người đó với xã hội, với bản thân mình”.

Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển con người ta thấy, ở buổi ban đầu của lịch sử con người chưa có ý thức về tính cá thể. Sau một q trình lịch sử nhất định, khi con người có ý thức được về tính cá thể - nghĩa là ý thức được nét riêng biệt và giá trị riêng biệt của cá nhân thì xuất hiện một khả năng phân tích và thái độ phê phán đối với hiện thực, khả năng lựa chọn và khả năng làm theo những quyết định có tính chất cá nhân. Chính trong điều kiện đó, đã xuất hiện một nhu cầu xã hội mới, phải điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với lợi ích tồn xã hội, khắc phục những đụng độ giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Đạo đức ra đời đáp ứng tất yếu đó.

Như vậy, đạo đức ra đời, phát triển nhằm điều chỉnh những quan hệ giữa người với người trong xã hội, nhằm kết hợp bằng cách này hay cách khác những lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Để làm được điều đó, một hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, khái niệm có tính chất đánh giá và tính chất mệnh lệnh đối với hành vi của con người trong xử sự thực tiễn, thể hiện bản chất xã hội của con người xuất hiện.

Khi quan hệ xã hội thay đổi thì ý thức đạo đức cũng thay đổi nội dung của nó. Trong cơng xã ngun thủy, mỗi thành viên chỉ tồn tại được, có được sức mạnh và phẩm giá trong công xã. Nguyên lý đạo đức thời đại ấy là sự bình đẳng nguyên thủy, chủ nghĩa tập thể nguyên thủy, con người chưa thấy mình có nhân cách cá nhân. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp, mỗi giai cấp quan niệm đạo đức phù hợp với giai cấp mình, đồng thời đạo đức thống trị xã hội là đạo đức của giai cấp thống trị.

Từ xã hội chủ nô, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ thay cho chủ nghĩa tập thể nguyên thủy.

Trong xã hội phong kiến, lợi dụng tôn giáo, giai cấp phong kiến đã đem những yêu cầu đạo đức của mình nâng lên thành giáo lý, tuyên truyền trật tự phong kiến là

132 bất biến.

Giai cấp tư sản đã nhân danh công bằng xã hội và lý tính con người để đứng dậy đấu tranh lật đổ trật tự phong kiến. Khi đã trở thành giai cấp thống trị thì đạo đức tư sản bênh vực trật tự tư sản. Cơ sở của đạo đức tư sản là chế độ tư hữu, được coi là vĩnh cửu, bất khả xâm phạm. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị kỷ ở đây đã đạt đến hồn tất của nó.

Giai cấp vơ sản- sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đại diện cho phương thức sản xuất mới nêu ra hệ thống đạo đức mới. Đó là đạo đức của những người lao động được giải phóng, đồn kết tương trợ nhau, nó địi hỏi tương trợ lao động, con người và phẩm giá con người.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)