Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 41 - 45)

Bài 3 : NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng bao quát hơn cả và phù hợp hơn cả là chia cấu trúc của nhân cách thành xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

3.1. Xu hướng

Xu hướng là hệ thống những yếu tố thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người.

Xu hướng nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển của con người. Xu hướng bao gồm nhiều thuộc tính khác nhau như: nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan, động cơ... tác động qua lại lẫn nhau.Trong những thuộc tính đó sẽ có một thành phần chiếm ưu thế và có ý nghĩa chủ đạo, đồng thời các thành phần khác giữ vai trò chỗ dựa, làm nền.

+ Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu chính là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động của cá nhân. Để thoả mãn những nhu cầu của mình, con người phải tìm cách tác động vào thế giới xung quanh một cách có chủ động và sáng tạo - tức là con người phải tích cực hoạt động. Và, cũng chính trong q trình hoạt động đó lại làm nảy sinh ở con người những nhu cầu mới rồi lại tích cực hoạt động để thoả mãn chúng.

+ Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong quá

40

trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ và làm nảy sinh khát vọng hành động.

Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức; làm nảy sinh khát vọng hành động, hoạt động sáng tạo và làm tăng sức làm việc của con người.

+ Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hồn chỉnh, có sức lơi cuốn con người vươn tới nó. Lí tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn; là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách vì nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân. Lí tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người và trực tiếp chi phối sự phát triển của cá nhân.

Tính hiện thực của lý tưởng thể hiện ở việc xây dựng hình mẫu trên những chất liệu lấy từ cuộc sống thực thông qua sự cân nhắc, chọn lọc, phân tích, đánh giá, khái qt hố. Bên cạnh đó, hình tượng lý tưởng cịn được cá nhân xây dựng nên từ những tiêu chuẩn đạo đức, những yêu cầu nhiều mặt mà xã hội đòi hỏi ở mỗi người.

Tính lãng mạn của lý tưởng thể hiện ở chỗ mục tiêu, hình ảnh mẫu mực của lý tưởng bao giờ cũng thuộc về tương lai. Trong một chừng mực nào đó, nó đi trước cuộc sống và phản ánh xu thế phát triển của con người. Ngồi ra, nó ln được con người tơ điểm bằng những đường nét, sắc màu rực rỡ, bay bổng, nhấn mạnh những cái tuyệt đẹp, hồn hảo chưa có trong hiện thực.

+ Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.

Thế giới quan có chức năng là nền tảng của toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân; là cơ sở định hướng thái độ, hành động, hoạt động của cá nhân.

Ví dụ: trong quá trình học tập, sinh viên từng bước chiếm lĩnh những tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người. Những tri thức ấy dần dần được khái quát thành một hệ thống những quan điểm của mỗi sinh viên về thế giới. Dựa vào những quan điểm đó để đánh giá, tỏ thái độ, hành động đối với tất cả những gì xảy ra xung quanh.

+ Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan; là sự kết tinh của các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí...được con người trải nghiệm và trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.

41 3.2. Năng lực

Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Nếu những thuộc tính tâm lý khơng phù hợp với yêu cầu của hoạt động thì khơng có năng lực.

Năng lực khơng phải là những thuộc tính cá nhân đơn lẻ mà là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng được yêu cầu cao của hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả.

Năng lực của các thế hệ đi trước được kết tinh trong các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do họ làm ra. Muốn tồn tại và phát triển những năng lực đó, thế hệ sau phải lấy lại những năng lực đó và biến thành năng lực của bản thân mình. Như vậy, năng lực của mỗi người bao giờ cũng gắn liền với hoạt động của chính người đó và chỉ có thể hình thành trong hoạt động. Ngoài ra, mỗi một loại hoạt động có những yêu cầu khác nhau nên một người có thể có năng lực trong lĩnh vực này nhưng lại khơng có năng lực trong lĩnh vực khác.

Năng lực được chia ra ba mức độ khác nhau:

+ Khả năng: là mức độ năng lực nhất định của con người, biểu thị ở việc hồn thành có kết quả cơng việc nào đó.

+ Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó. Ví dụ như tài năng thi ca của Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận; tài năng âm nhạc của Đặng Thái Sơn... Tài năng có quan hệ chặt chẽ với tính cách cá nhân. Mỗi tài năng có thể có tính cách khác nhau. Theo B.G.Ananiev: “Muốn hiểu hiện tượng bản chất của tài năng cần phải tập hợp hai lý luận tâm lý đó là lý luận về năng lực và lý luận về tính cách, có nghĩa là học thuyết về thuộc tính tâm lý của nhân cách”. + Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực; mức độ hoàn chỉnh nhất, đạt được những thành tựu tuyệt vời trong một hay nhiều hoạt động phức tạp có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống xã hội. Thiên tài là những sáng tạo thúc đẩy con người tiến lên. Con người có tài năng có thể có những sáng tạo xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng chỉ có thiên tài mới vạch ra con đường mới trong lĩnh vực hoạt động của nhân loại và mở ra tương lai mới cho nhân loại. Đó là những người có khả năng tiên đốn, tìm ra những quy luật có tác dụng to lớn cho sự phát triển của loài người. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều thiên tài của nhân loại đã làm thay đổi thế giới như C.Mác, Lênin, Hồ Chí Minh...

42 3.3. Tính cách

Mỗi cá nhân đều có sự phản ứng riêng của mình đối với những tác động của thế giới khách quan và thế giới chủ quan. Sự phản ứng này biểu hiện những thái độ riêng và những hành vi, cử chỉ, cách nói năng riêng của mỗi cá nhân. Những thái độ, hành vi, cử chỉ...được biểu hiện thường xuyên, tương đối ổn định và bền vững, đặc trưng cho cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau gọi là nét tính cách.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người đã hình thành cho mình nhiều nét tính cách khác nhau như khiêm tốn, trung thực, năng động, sáng tạo...Tất cả những nét tính cách đó kết hợp với nhau theo một kiểu nhất định ở mỗi cá nhân được gọi là tính cách.

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của con người đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói tương ứng.

Hệ thống thái độ của tính cách bao gồm:

+ Thái độ đối với tập thể và xã hội thể hiện qua nhiều nét tính cách như: lịng yêu nước, tinh thần hợp tác cộng đồng, thái độ chính trị đúng đắn.

+ Thái độ đối với lao động thể hiện ở nét tính cách cần cù, sáng tạo, yêu lao động, có kỷ luật, tiết kiệm.

+ Thái độ đối với người khác thể hiện ở nét tính cách: lịng nhân ái, tình đồn kết, tinh thần trách nhiệm, cởi mở, chân thành

+ Thái độ đối với bản thân: khiêm tốn, tự trọng, thái độ tự phê bình...

Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói tương ứng chính là sự thể hiện ra bên ngồi của hệ thống thái độ và chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Người có tính cách nhất qn, thống nhất thì hệ thống thái độ (nội dung) bao giờ cũng tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói (hình thức biểu hiện của tính cách).

Tính cách tạo nên phong cách hành vi của con người trong môi trường xã hội và phương thức giải quyết những nhiệm vụ thực tế của họ.

Tính cách mang tính ổn định, bền vững và thống nhất. Đồng thời, tính cách cũng thể hiện tính độc đáo, riêng biệt điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế, tính cách của mỗi cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt. 3.4. Khí chất (loại hình thần kinh)

Quan sát cuộc sống hằng ngày cho thấy mỗi người có cách biểu hiện tâm lý rất khác nhau. Có người hăng hái, hoạt bát, nhanh nhẹn; có người lúc nào cũng vội vàng, hấp tấp, nóng nảy nhưng lại có người lúc nào cũng trầm ngâm, lặng lẽ...Đó chính là

43

những biểu hiện cụ thể ra hành vi, cử chỉ, cách nói của thuộc tính tâm lý và được gọi là khí chất.

Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý; thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

Khí chất quy định động thái của hoạt động tâm lý con người, quy định sắc thái thể hiện đời sống tinh thần của họ - khí chất chỉ rõ những hoạt động tâm lý của cá nhân đã diễn ra là mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, bình thường hay bất thường.

Trong thực tế, khí chất được chia ra làm 4 loại: nóng nảy, hăng hái, bình thản, u sầu. Mỗi kiểu khí chất đều có mặt mạnh và mặt yếu.Trên thực tế, ở con người có những loại khí chất chung gian bao gồm nhiều đặc tính của bốn kiểu khí chất trên.

Như vậy, cấu trúc tâm lý của nhân cách khá đa dạng, phức tạp, nhiều mặt và cơ động. Tất cả mọi thành phần của nhân cách đều liên hệ qua lại và chế ước lẫn nhau. Với sự phát triển của nhân cách thì trong cấu trúc của nó cũng có những biến đổi. Đồng thời, cấu trúc của mỗi nhân cách lại tương đối ổn định, nó chứa đựng những hệ thống thuộc tính điển hình cho mỗi cá nhân, đặc trưng cho cá nhân đó như là một con người mà ta có thể chờ đợi ở họ những hành vi và cử chỉ hồn tồn xác định trong những tình huống này hay tình huống kia. Tóm lại, mỗi con người đều là sự thống nhất của cái ổn định và cái biến đổi, và chỉ có sự tổ chức như thế mới cho phép con người tự làm chủ được mình, thể hiện được tính mềm dẻo, linh hoạt, và thực hiện được một lối sống phù hợp với các điều kiện khác nhau.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng cho các khoá trừ đhcq k18) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)