Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH
3. Hoạt động nhận thức và bệnh tật
- Những biến đổi hoạt động nhận thức, trí tuệ của người bệnh là hậu quả tác động của ổ hưng phấn ưu thế bệnh lý làm mất sự tập trung chú ý; là hậu quả tác động của những xúc cảm âm tính lên quá trình tư duy và là hậu quả tác động của các yếu tố độc hại đi kèm với q trình bệnh tật.
- Người bệnh có biểu hiện giảm trí nhớ, khơng tập trung chú ý, giảm khả năng lao động… Khi những xung động cảm xúc tăng lên, ý chí giảm đi, ở người bệnh có thể xuất hiện tình trạng tự động tâm lý; ý nghĩ, liên tưởng trở nên lộn xộn; dễ ám thị… Tình trạng dễ bị ám thị tăng lên, người bệnh bị động, phụ thuộc, thậm chí những người vơ thần, những nhà trí thức, cũng cầu cứu đến nhà thờ, chùa chiền, tin vào số mệnh… Đây chính là hiện tượng quay về những hoạt động tâm lý nòi giống phát sinh từ cổ xưa, theo đuổi những lơgíc cảm xúc khơng xuất phát từ quy luật tư duy. Trong tình trạng lo sợ và thiếu tin tưởng, người bệnh muốn thoát khỏi hiện tại, đề cao quá mức những cái không đáng đề cao, miễn là chúng có liên quan đến nhân cách và niềm hy vọng khỏi bệnh của mình.
3.1. Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh
Một trong những thành phần quan trọng của tâm lý học bệnh sinh là hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh. Hình ảnh của bất cứ bệnh nào cũng bao gồm hình ảnh lâm sàng bên ngồi và hình ảnh lâm sàng bên trong, hay cịn gọi là hình ảnh lâm sàng khách quan và hình ảnh lâm sàng chủ quan.
+ Hình ảnh lâm sàng bên ngồi bao gồm sự biến đổi thực thể về giải phẫu, sinh lý, sinh hóa… thể hiện bằng những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng khách quan của các cơ quan, tổ chức cơ thể. Ví dụ: hình ảnh siêu âm ổ viêm mủ trong gan, hình ảnh X.quang ổ loét hành tá tràng, hình ảnh chảy máu của các vết thương.
88
+ Hình ảnh lâm sàng bên trong chính là sự nhận thức, thái độ của người bệnh về bệnh tật. Nó được hình thành một mặt trên cơ sở những cảm giác chung và những cảm giác bệnh lý; một mặt khác, trên cơ sở những biểu tượng, quan niệm, ý nghĩ và thái độ, cảm xúc của người bệnh về bệnh tật.
Hình ảnh lâm sàng bên trong bao gồm phần cảm giác bệnh và phần trí tuệ. Những xung động đau, những xung động nội tạng xuất phát từ ổ bệnh, những cảm giác mệt mỏi, khó chịu… sẽ hợp thành phần cảm giác bệnh và được phản ánh trong lời than phiền của người bệnh. Những biểu tượng, suy tưởng, lập luận, cảm xúc, thái độ…về cảm giác đó sẽ hợp thành bộ phận trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh. Để có phần trí tuệ, ngồi những kinh nghiệm, năng lực của bản thân, người bệnh phải thu thập thông tin từ sách báo, từ nhân viên y tế và từ những người bệnh khác… họ đặc biệt quan tâm đến kết quả của các xét nghiệm và những thăm khám chuyên biệt; họ tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên mơn và cố gắng ghép chúng vào một mơ hình tưởng tượng về bệnh tật của mình. Người bệnh tự đưa ra những chẩn đoán và tiên lượng bệnh, tự tìm ra nguyên nhân của bệnh, thử phán đoán sự kết thúc, hậu quả của bệnh.
Nếu phần trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh chiếm ưu thế sẽ khó khăn trong việc chẩn đốn và điều trị. Người bệnh sẽ kể cho thầy thuốc tiền sử và những dấu hiệu của bệnh theo sự suy diễn (thường là thiếu cơ sở khoa học), không căn cứ vào những gì đã cảm giác. Như thế, thầy thuốc sẽ khơng có được những thơng tin chính xác về người bệnh và do những suy diễn không đúng mà người bệnh có thể bị các sang chấn tâm lý nguy hiểm. Người thầy thuốc tìm hiểu kỹ hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh ở từng người bệnh cụ thể để nắm được triệu chứng đích thực của bệnh, biết được những suy nghĩ, lo lắng…của người bệnh và trên cơ sở đó tiến hành những phương pháp điều trị thích hợp. Mặt khác người thầy thuốc phải giúp người bệnh xây dựng hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh một cách chính xác, gần với thực tế bệnh tật, để họ có thái độ đúng đắn với bệnh tật và sẵn sàng hợp tác cùng thầy thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt là cùng thầy thuốc tiến hành liệu pháp tâm lý hợp lý, khoa học.
3.2. Ý thức và bệnh tật
Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh có thể khơng được xây dựng một cách rõ ràng, hoặc không xuất hiện trong ý thức của người bệnh. Đây là những trường hợp người bệnh mất nhận thức bệnh hoặc nhận thức sai về bệnh. Hiện tượng này thường gặp ở những người bệnh tâm thần, mất trí. Một số người bệnh mắc bệnh thực thể, khi những biến đổi chức năng và các cảm giác đau cịn chưa rõ (trong giai đoạn đầu), thì họ cũng chưa ý thức được đầy đủ về bệnh tật của mình. Ví dụ: do tình cờ nhìn thấy giọt
89
nước tiểu khi khô đi để lại một vết trắng nên người bệnh đi khám bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm, họ mới biết là mình bị bệnh đái tháo đường và dần dần có ý thức đầy đủ về bệnh tật của mình. Có những người bệnh, chỉ biết mình bị cao huyết áp khi được thầy thuốc thông báo. Những người mắc bệnh hiểm nghèo, ở giai đoạn cuối, cũng không ý thức được mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Bệnh tật không được phản ánh đầy đủ vào ý thức, có thể cịn do những xung động từ ổ bệnh cịn ở dưới ngưỡng kích thích, hoặc đã được não tri giác, nhưng chưa rõ ràng đối với ý thức. Thực tế, có những nguyên nhân, diễn biến của một số hiện tượng xảy ra trong cơ thể không được con người nhận thức đầy đủ khi ý thức của họ tỉnh táo. Song, khi con người ở trạng thái tiền ý thức, nó lại được phản ánh khá rõ ràng và đầy đủ. Hiện tượng phản ánh này được gọi là tiềm thức.
3.3. Trạng thái tâm lý người bệnh
Trạng thái tâm lý người bệnh và trạng thái bệnh lý thực thể có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong lâm sàng, chúng ta có thể gặp 3 loại trạng thái tâm lý sau:
- Trạng thái biến đổi tâm lý: là trạng thái nhẹ nhất và có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào, những biến đổi tâm lý ở đây cịn trong giới hạn bình thường. Người bệnh có biểu hiện hơi khó chịu, lo lắng hoặc thiếu nhiệt tình trong cơng việc.
- Trạng thái loạn thần kinh chức năng: trạng thái này có sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cấp cao, được biểu hiện thành các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh, ám ảnh, lo âu… Người bệnh trong trạng thái này chưa bị rối loạn ý thức, họ vẫn còn thái độ phê phán đối với bệnh tật và sức khoẻ của mình.
- Trạng thái loạn tâm thần (kể cả ở những người mắc bệnh thực thể): những người bệnh này khơng cịn khả năng phản ánh thế giới xung quanh, hành vi bị rối loạn và mất cả khả năng phê phán đối với bệnh tật. Biểu hiện đặc trưng của trạng thái này là các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức.
Trong thực tế chúng ta rất khó xác định ranh giới giữa các trạng thái tâm lý người bệnh.
3.4. Xúc cảm của người bệnh
Xúc cảm của người bệnh được hình thành từ những cảm giác về bệnh và từ sự nhận thức về bản chất của bệnh. Thường đi kèm với bệnh tật là những xúc cảm âm tính, làm người bệnh giảm khí sắc, buồn rầu, ưu tư…Nhiều trường hợp xuất hiện xung cảm dưới dạng stress, khiến người bệnh lo âu, sợ hãi quá mức có khi hoảng loạn. Những xúc cảm âm tính vừa và nhẹ có tác dụng bảo vệ người bệnh trước bệnh tật. Mặt khác, xúc cảm sợ hãi, lo lắng là những phản ứng tự nhiên của con người, có tác dụng
90
kích thích hệ thần kinh - nội tiết, tạo ra hội chứng thích nghi khơng đặc hiệu, tác động dương tính lên những quá trình bệnh lý trung bình. Xúc cảm của người bệnh và tình trạng bệnh tật thường quan hệ với nhau theo ba hướng sau đây:
+ Phù hợp về dấu và cường độ: thường là xúc cảm âm tính, ở mức độ trung bình, có tác dụng bảo vệ người bệnh và điều trị bệnh tật.
+ Không phù hợp về dấu và cường độ: thường là những xúc cảm vui tươi, sảng khối chiếm ưu thế, người bệnh khơng đánh giá đúng mức độ và diễn biến của bệnh, tỏ ra nông nổi, thiếu can đảm.
+ Xúc cảm phù hợp về dấu, không phù hợp về cường độ: thường là những xúc cảm âm tính như buồn rầu, sợ hãi, thất vọng, hoảng hốt quá mức. Chúng có thể là nguồn gốc của những bệnh có căn nguyên tâm lý và làm cho diễn biến của bệnh xấu đi.
3.5. Nhân cách của người bệnh
Nhân cách là sản phẩm lịch sử của các quan hệ xã hội, là tượng trưng cho sự thống nhất cả về sinh vật và xã hội trong mỗi con người. Yếu tố nhân cách bao giờ cũng được phản ánh vào toàn trạng của người bệnh. Tất cả các thành tố nhân cách tác động lên sự phát sinh, phát triển của bệnh. Ngược lại, một trạng thái bệnh mạn tính, dần dần cũng có thể trở thành thuộc tính của nhân cách và một q trình bệnh lý có thể tác động lên toàn bộ nhân cách, làm biến đổi nhân cách của người bệnh.
3.5.1. Khí chất của người bệnh
Đây là mặt động thái nhân cách, có cơ sở vật chất là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao. Ngày nay, khi mà xã hội phát triển, đời sống tâm lý của người bệnh càng phức tạp, thì chúng ta càng khó có thể tìm thấy những kiểu khí chất thuần nhất ở bất kỳ người bệnh cụ thể nào. Thông thường, những kiểu khí chất có đặc trưng không cân bằng, không linh hoạt và yếu sẽ rất dễ bị tổn thương do tác động của bệnh tật hơn là những kiểu khí chất khác.
Chính những biến đổi khí chất sẽ ảnh hưởng đến các phản xạ thần kinh, sự lưu thơng khí huyết… và qua đó mà ảnh hưởng đến quá trình bệnh tật của người bệnh. Những người có khí chất yếu, khơng cân bằng, không linh hoạt thường dễ bị các bệnh nặng, kéo dài; bệnh dễ phát triển theo chiều hướng xấu và thường gặp khó khăn trong điều trị. Ngược lại, những người có khí chất linh hoạt, cân bằng, mạnh mẽ sẽ có những đáp ứng hợp lý với bệnh tật, sẵn sàng cùng thầy thuốc tìm những phương pháp có hiệu quả để điều trị bệnh tật.
91
Thơng thường, những người bệnh có nét đặc trưng của kiểu khí chất khơng cân bằng linh hoạt và yếu sẽ rất dễ bị tổn thương do các tác động của bệnh. Họ dễ bị các bệnh nặng kéo dài; hay gặp khó khăn trong điều tị và bệnh dễ phát triển theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Những người có khi chất linh hoạt, cân bằng, mạnh mẽ sẽ có những đáp ứng hợp lý với bệnh tật, sẵn sàng hợp tác cùng thầy thuốc tìm các phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh tật.
3.5.2. Xu hướng nhân cách của người bệnh
Đây là thuộc tính tâm lý bao gồm những quan điểm, niềm tin, khát vọng, khuynh hướng, thế giới quan, sự say mê, hứng thú… Các thuộc tính này tham gia tích cực vào hình thành động cơ hoạt động của người bệnh.
Bệnh tật có khi làm thay đổi những quan điểm sống và cách xem xét thế giới xung quanh của người bệnh. Có khi làm họ nhìn cuộc đời một cách ảm đạm, bế tắc, cách xem xét thế giới của những người bệnh này bị những nguyên nhân, diễn biến, tiên lượng của bệnh chi phối. Họ chyển trọng tâm hứng thú, say mê, khát vọng…về công việc, về cuộc sống hàng ngày của họ sang theo dõi bệnh tật và tìm cách phịng chữa bệnh.
Sự hy vọng của người bệnh vừa là cảm xúc, vừa là khái niệm có nội dung cụ thể (hy vọng về một cái gì đó). Trong người bệnh, từ khi mắc bệnh tới khi khỏi bệnh hoặc tới lúc chết, ln ln có sự đấu tranh gay gắt giữa hy vọng và thất vọng. Biên độ dao động từ tuyệt đối tin tưởng, lạc quan là bệnh sẽ khỏi đến chỗ thất vọng và tuyệt vọng. Niềm hy vọng khỏi bệnh sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần, vật chất giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn của bệnh tật. Người thầy thuốc phải biết tạo cho người bệnh niềm hy vọng có lợi giúp cho cơng tác chăm sóc người bệnh được tốt hơn.
3.5.3. Năng lực hoạt động
Bao gồm cả tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản năng và kinh nghiệm của người bệnh. Những hoạt động sáng tạo, sự tiếp thu kiến thức mới, sự khéo léo trong công việc, sự đáp ứng hoạt động bản năng… của người bệnh bị giảm đi. Chính những năng lực, vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức bị biến dạng này đã tạo ra những khó khăn trong việc phòng, chữa bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
3.5.4. Tính cách và bệnh tật
Đây là hệ thống thái độ bền vững, điển hình của người bệnh đối với mơi trường tự nhiên, xã hội và đối với bản thân khi bị bệnh, được biểu hiện trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng.
92
Bệnh tật có thể làm thay đổi tính cách vốn có của người bệnh, có khi tạo ra những nét tính cách mới đặc trưng cho nhân cách bệnh tật của họ, phá vỡ sự hài hịa của các nét tính cách. Sau đây là một số nét tính cách đặc biệt của người bệnh:
+ Nét tính cách hysteria: Những người mang nét tính cách này thường có xúc cảm mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc, mơ mộng, ích kỷ, thích được chiều chuộng, cư xử thất thường, dễ bị ám thị… Họ thường khuếch trương bệnh tật của mình, lo lắng vì bệnh tật và đòi hỏi mọi người quan tâm khi mình bị bệnh, song họ dễ dàng nghe theo những hướng dẫn chăm sóc của người điều dưỡng.
+ Nét tính cách nghi ngờ lo sợ: những người mang nét tính cách này thường hay lý sự, thiếu kiên quyết, dễ có những ý nghĩ ám ảnh…Phần trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh tăng cao, vì vậy người điều dưỡng chú ý đến những lời nói, những tác động, những thơng báo kết quả xét nghiệm để không ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
+ Nét tính cách suy nhược: những người mang nét tính cách này thường nhút nhát, yếu đuối, bị động, xúc cảm khơng ổn định, khó tự chủ, dễ nản chí… Bệnh tật đối với những người này là một gánh nặng. Họ rất nhạy cảm với đau đớn, lo sợ bệnh tật, đánh giá bi quan về kết thúc của bệnh. Họ cần nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của người điều dưỡng.