CHƢƠNG 5 : SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN
3. Kĩ thuật soạn thảo một số văn bản hành chính
3.8. Soạn thảo quyết định
* Văn bản quyết định
Quyết định là một loại văn bản tương đối thông dụng được các cơ quan, tổ chức, đơn vị dùng để thực hiện thẩm quyền của mình trong việc qui định các vấn đề chế độ, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự và giải quyết các cơng việc khác dưới hình thức văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
Quyết định chứa đựng quy phạm pháp luật là quyết định ban hành qui định về chủ trương, chế độ, thể lệ, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy, hoặc ban hành văn bản phụ có chứa quy phạm pháp luật.
Quyết định được sử dụng với tư cách văn bản áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết những công việc về tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với những cán bộ giữ chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
* Cơ cấu của quyết định
Cơ cấu của quyết định gồm hai phần: - Phần 1: Căn cứ ban hành quyết định:
Căn cứ thường bao gồm căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định. Căn cứ pháp lý thường là những văn bản luật, văn bản dưới luật qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành văn bản quyết định và văn bản của cơ quan cấp trên làm cơ sở cho những quyết định cụ thể ở phần quyết định. Cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định thường là tình hình thực tế trong đời sống xã hội yêu cầu và theo đề nghị của cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề này.
Phần căn cứ thường không chia thành các đề mục, nhưng mỗi căn cứ phải gạch đầu dòng.
- Phần nội dung:
Nội dung của quyết định chứa đựng quy phạm pháp luật có thể chia thành chương, mục, điều, khoản. Trong trường hợp dùng để ban hành văn bản phụ có
101
chứa quy phạm pháp luật thì nội dung quyết định được viết tương tự như nghị định tương ứng, song có điểm khác với nghị định là trong quyết định khơng có điều khoản về thi hành. Điều khoản thi hành văn bản phụ đã được qui định trong chương cuối của văn bản này. Nội dung của quyết định thơng thường được trình bày dưới dạng “văn điều khoản”. Các điều của quyết định được trình bày ngắn gọn, cơ đọng và sắp xếp theo trình tự logic nhất định.