Rèn kĩ năng kết bài.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32 - 35)

Kết bài cũng là một khâu vô cùng quan trọng của bài văn. Nếu như mở bài tạo sự cuốn hút ở người đọc thì kết bài sẽ phải tạo được dư ba sâu lắng, người đọc đã đọc hết mà vẫn bị ám ảnh bởi bài văn.

* Để có kết bài hay trước hết cũng cần nắm được nhiệm vụ của kết bài: thông báo sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

* Nắm được các cách kết bài cơ bản: Tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng, điểm nhãn, đầu cuối tương ứng.

Tóm lược: tóm tắt quan điểm của người viết ở phần thân bài. Ví dụ: Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

Kết bài: Cả bài thơ là một bức tranh sống động, có màu sắc, có âm thanh rộn rã, có con người, có giàn thiên lí, thống có bóng trúc tre. Đúng là một bức tranh mùa xuân thanh bình và đẹp đẽ đến nỗi làm cho nhà thơ yêu đời một cách đắm say. Cảm nhận được tấm lòng yêu đời của Hàn Mặc Tử bao nhiêu, ta lại càng cảm thơng và xót thương cho số phận nhà thơ bấy nhiêu. Ông đã phải vĩnh biệt cuộc đời khi tài năng đang chín, nhưng thơ ca của ơng vẫn cịn đó, thời gian không những không làm phai mờ, mà trái lại đấy chính là chất xúc tác để

Mùa xn chín của ơng trở thành kiệt tác bất hủ.

Phát triển: Là cách kết bài mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài. Ví dụ: Đề bài: Hình tượng Tổ quốc trong thơ ca Cách mạng tháng Tám.

Kết bài: Trong giai đoạn mới chúng ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Tổ quốc vẫn là một mảng đề

tài quan trọng. Chúng ta mơ ước có những bài thơ hay viết về Tổ quốc, vừa cao đẹp, vừa gần gũi, vừa giàu tính chiến đấu lại vừa hết sức thân tình, thâu tóm được những gì đã qua, nói về những ngày đang sống, vừa hướng chúng ta tới tương lai của tổ quốc…Bởi vì nói như Pauxtopxki “niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người đến cái đẹp, của người biết đi tới tương lai…” Chúng ta có quyền hi vọng và chờ đợi ở các nhà thơ của chúng ta.

Vận dụng: là cách kết bài nêu ra phương hướng áp dụng cái tốt, cái hay hoặc khắc phục cái xấu, cái dở của vấn đề vào cuộc sống.

Ví dụ: Đề bài: Phân tích bài thơ Ơng Đồ của Vũ Đình Liên .

Kết bài: Ơng Đồ của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hoà trong một biển, giọt nước Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thuỷ triều…Bài thơ nói về số phận con người, bài thơ nhắc nhở chúng ta trong công cuộc đổi thay to lớn ngày nay, hãy giữ gìn con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để khơng bao giờ phải xót xa và luyến tiếc.

Liên tưởng: là cách kết bài mượn ý tương tự ở dân gian, của một người có uy tín hay của sách để thay cho lời tóm tắt của người làm bài.

Ví dụ: Đề bài: Về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

Kết bài: Tìm hiểu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hồn tồn chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu khi viết về những ngày Bác bị giam cầm:

Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ơi chân yếu mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung.

Điểm nhãn: Đây là câu chuyện điểm nhãn cho Rồng theo nguyên tắc hội hoạ phương Đông. Người hoạ sĩ vẽ đúng người xem vẫn nhận ra đây là con Rồng, song khi ơng ta điểm

nhãn thì con Rồng sống động hẳn lên. Viết văn cũng vậy, nếu biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh hay, có được giọng văn truyền cảm, thì đó khơng chỉ là bài văn đúng mà cịn là bài văn hay, có hồn, truyền cảm, hấp dẫn người đọc.

Ví dụ: Cùng kết bài cho bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, có hai cách kết sau: Kết bài 1:

Cùng với các nhà thơ khác trong phong trào thơ mới, Vũ Đình Liên và bài thơ Ơng Đồ của mình đã đóng góp một giọng điệu thơ mới mẻ, đầy khởi sắc, đóng góp cho đời một cách nhận thức, cách hiểu biết, và một thái độ, một nhân sinh quan mới mẻ, mang giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân bản sâu sắc.

Kết bài 2:

Ông Đồ của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hoà trong một biển, giọt nước của nhà thơ Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thuỷ triều…Bài thơ nói về số phận con người, bài thơ nhắc nhở ta trong cuộc đời đổi thay to lớn ngày nay, hãy gìn giữ con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để khơng bao giờ phải xót xa, luyến tiếc.

Kết bài một chỉ đúng, nhưng kết bài hai người viết đã điểm nhãn cho lời văn của mình bằng cách dùng những từ ngữ, hình ảnh rất hay: “ giọt nước trong biển cả” “ nét đơn sơ, bé nhỏ” “ mặn mà nồng thắm, âm vang nhịp đập thuỷ triều” cùng với lời văn giàu cảm xúc “ khơng bao giờ phải xót xa, luyến tiếc”.

Kết bài theo lối “đầu cuối tương ứng”: kết bài ứng với mở bài, láy lại mở bài mà khơng rơi vào lặp lại ngun văn vì nó là sự luyến láy để nâng cao, để khẳng định những cảm nhận của mình.

Mở bài:

Từ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ đã đi qua cách đây mười năm, vẫn còn lưu lại đậm trong tâm trí người đọc những dịng thơ của một thời lửa cháy, của những tháng năm không thể nào quên. Làm sao không nhớ, không yêu một bài thơ như thế này:

( Trích bài thơ Lá đỏ) Kết bài:

Thơ hay là thứ thơ làm cho người ta nghĩ đến tình người, nghĩ đến sự sống…Thơ nói riêng, cũng như văn học nói chung trở thành cần thiết cho con người là vì như vậy. Làm sao khơng nhớ, khơng u một bài thơ như bài Lá đỏ.

Trong các kết bài này đều chung một điểm nhất định: đúng, sáng tạo, gây ấn tượng, vừa

đóng lại, vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.

* Yêu cầu của kết bài: Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. Chỉ nêu

những ý khái qt, có tính tổng kết, đánh giá. Khơng lan man, khơng lặp lại những gì đã trình bày ở thân bài.

Cũng giống như mở bài, kết bài cũng phải được luyện viết nhiều, làm sao trở thành kĩ năng nhuần nhuyễn để trước bất cứ bài văn nào, học sinh sẽ không nặng nề, mà chọn được cách kết ngay, vừa đúng, vừa hay.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32 - 35)