Các yêu cầu diễn ý và hành văn hay.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 37 - 42)

Sau khi đã có ý, thì người viết phải biết diễn đạt thành lời văn cụ thể. Muốn diễn ý hay, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau đây là một số yếu tố cơ bản:

* Giọng văn và sự thay đổi giọng văn: Trong bài văn, người viết bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình qua giọng văn nào đó, tán thành hay ngợi ca hay phê phán… Tuy nhiên để bài viết khơng đều đều, đơn điệu thì cần phải thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt.

Trước hết, cần thay đổi đại từ nhân xưng trong bài viết: xưng Tôi, chúng tôi, chúng ta…

Thứ hai: khi gọi tác giả, gọi nhân vật cần xác định một đại từ phù hợp, tránh lặp lại đơn điệu: Với tác giả: gọi tác giả, nhà thơ, nhà văn, thi sĩ, người nghệ sĩ, ơng(bà), anh(chị) hoặc có thể gọi tên… Nhưng cần lưu ý khi gọi tác giả là ơng-bà, anh- chị thì phải xác định được lứa tuổi rồi, tránh gọi không phù hợp.Với nhân vật cũng vậy: gọi nhân vật, gọi tên, gọi theo một đặc điểm nào đó của nhân vật…Ví dụ: Phân tích về nhân vật Tnu : gọi tên, anh, người con của núi rừng Tây Nguyên, người con của Xô Man…)

Thứ ba: Các tiểu từ cũng nên sử dụng trong bài viết: vâng, đúng thế, không, như vậy, như thế…để tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc.

Thứ tư: Thay đổi các thao tác tư duy: phân tích trước, dẫn chứng sau, hoặc ngược lại, hoặc lồng dẫn chứng vào lời văn, khi liên hệ, khi so sánh… cũng là để bài viết phong phú, sinh động.

* Dùng từ độc đáo.

Viết bài văn nghị luận muốn hay thì phải dùng được những từ hay, đoạn hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay, làm người đọc thấy thích thú. Từ ngữ hay là được dùng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc..

Muốn thế người viết phải tích luỹ cho mình được vốn từ ngữ phong phú, mặt khác phải có ý thức sử dụng khi viết. Nhưng khi sử dụng cần lưu ý: phải hiểu nghĩa của từ, dùng đúng văn cảnh, vì nếu khơng sẽ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ.

Một trong những cách để giúp học sinh biết dùng từ hay đó là phải đọc nhiều những bài văn hay, các tác phẩm văn học hay, ghi chép lại những từ sắc sảo, độc đáo, có hình ảnh, giàu cảm xúc, những câu văn đẹp, như ghim vào trí óc người đọc. Tìm hiểu tại sao trong văn cảnh ấy chọn từ ấy là rất hay, rất phù hợp.

Ví dụ: Về khổ thơ cuối trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên.

Khổ thơ kết thúc có vẻ như tàn nhẫn. Dù vắng đến không ai hay nhưng ông đồ vẫn kiên

nhẫn ngồi chờ bên con đường khách vơ tình qua lại. Năm nay lại một mùa đào nở, nhưng hình ảnh ơng đồ già viết câu đối khơng cịn nữa. Thế là một cái nghề, cái nghề làm giàu tâm hồn con người, cái nghề làm đẹp cho dân tộc khơng cịn nữa. Chẳng cịn ai cần đến đơi tay tài hoa và những nét bút phượng múa rồng bay của ông nữa. người ta khơng cịn tấm tắc khen những câu đối đẹp mà chẳng làm ra những giá trị thực tế, chẳng cịn thời gian để lịng mình rung động trước hình ảnh cổ xưa thiêng liêng dù đơn giản. Và sự vắng mặt của ông đồ chắc chỉ kịp lưu tâm vào người khác: “Tội nghiệp, chắc ông cụ mất rồi” và chút lịng trắc ẩn ấy “chưa nồng trên má đã phơi pha”. Câu thơ có cái gì lưu luyến, đậm đà, khơng chỉ thế mà cịn buồn đau: Khơng thấy ơng đồ xưa. Liệu có bao nhiêu người như nhà thơ cịn nhớ đến ơng đồ già mỗi năm xuất hiện vào lúc hoa đào nở? Ta thấy tấm lòng nhà thơ thật đáng quý, đáng quý giữa bao tấm lòng nguội lạnh, thờ ơ trước những gì cao quý, thiêng liêng dù nhỏ nhặt của cuộc sống. Nỗi buồn của tác giả lắng đọng trong mỗi câu thơ, nó khác hẳn những câu thơ trơn tru, êm đềm của một kí ức đẹp ở những câu thơ đầu, nó trĩu xuống u buồn. Cái bồi hồi đã trở thành xót xa:

Những người mn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đượm trong câu thơ cuối. Những người muôn năm cũ là những tâm hồn đẹp, thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ hay những ông đồ trên phố phường Hà Nội xưa? Tôi nghĩ là cả hai. Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí

nên nó thật tàn nhẫn và đau xót. Những cái đẹp cao quý và sâu kín, cái đẹp của hồn người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một, càng bị cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy, để rồi biến mất như ơng đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi khơng cịn nếu như khơng có những Vũ Đình Liên đáng cảm phục. Hồn ở đâu bây giờ? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc mọi thế hệ, mọi thời đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chôn vùi dưới cuộc sống ồn ào, náo nhiệt. Làm sao để khôi phục cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi tới chúng ta.

Trong đoạn văn này những câu từ: khách vơ tình qua lại, hình ảnh cổ xưa thiêng liêng, chút lòng trắc ẩn, tấm lòng nguội lạnh thờ ơ, tiếng chuông cảnh tỉnh…là những câu từ rất hay, giàu giá trị biểu cảm, nó khiến đoạn văn thực sự rung cảm, ám ảnh người đọc.

* Viết câu linh hoạt.

Trong ngữ pháp tiếng Việt chúng ta, có rất nhiều loại câu, phân chia theo nhiều tiêu chí: câu ngắn, câu dài, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu khẳng định, câu phủ định…Khi viết văn, để lời văn linh hoạt, cuốn hút, tránh sự tẻ nhạt thì người viết cũng cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, miễn sao phù hợp và thể hiện hiệu quả nội dung cần diễn đạt. Ví dụ khi diễn tả tình cảm, thái độ của mình thì trực tiếp dùng câu cảm thán. Khi muốn gây sự chú ý thì dùng câu nghi vấn. Câu nghi vấn là cách đặt ra vấn đề gây chú ý ở người đọc, rồi sau đó tự trả lời, tự làm sáng tỏ. Khi muốn nhấn mạnh một ý nào đó và vế đó nằm ở vế thứ hai thì dùng loại câu có hai mệnh đề hơ ứng: Tuy…nhưng, Càng…càng, Khơng những…mà cịn…Tóm lại căn cứ vào nội dung, ý đồ của người viết mà kết hợp các kiểu câu cho phù hợp.

Ví dụ: Giới thiệu về Tuyển tập Nguyễn Bính.

Cái làng Thiện Vịnh trong thơ Nguyễn Bính cũng chỉ là mơt bóng mơ. Làng Thiện Vịnh thật có giữa vùng chiêm khê mùa thối đất Nam Định, Thái Bình, đâu đâu cũng xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quằn lại, lật thuyền mảng, cả đến người ra cứu lúa cũng chết đuối. Mỗi năm, mỗi mùa biết bao người đã bỏ làng đi tha phương. Nhà thơ bó gối

nhìn vào trong đêm. Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng. Nhà thơ tưởng tượng trên những khổ cực ấy, phấp phới những lứa tuổi đương tơ, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây, mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày và những đêm chèo hát…

Thơ là niềm khao khát là ước nguyện của con người. Khi chưa quen Nguyễn Bính, tơi cũng khơng thật hiểu được những bài thơ viết về đồng quê của Nguyễn Bính, và cũng chưa phân biệt được đâu là chút lòng mộc mạc thiết tha của người làm thơ, đâu là cái hoa hoè, hoa sói của chàng trai quê ra tỉnh.

Phân tích cách sử dụng các kiểu câu trong bài viết: Đoạn trích chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu tính hình tượng. Việc sử dụng kiểu câu này có tác dụng gợi lên ở người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của Nguyễn Bính, giúp người đọc hiểu hơn “chân quê” trong thơ ông. Câu dài (câu2) cho ta cảm giác nỗi buồn thê thiết về cái làng quê nghèo. Câu 6 cũng là câu dài liệt kê liên tiếp những tưởng tượng, những ước mơ của Nguyễn Bính. Dường như cảm xúc thơ đang trào về, tình yêu với quê hương đang cồn lên. Câu ngắn “Chỉ nghĩ lại đã se lịng” có tác dụng dồn nén thơng tin, dồn nén cảm xúc xót xa, ngẩn ngơ, se sắt của người viết. Đây cũng là câu khơng chủ ngữ nên có giá trị khái qt, nỗi se lịng không phải của riêng ai mà của tất cả người đọc khi nghĩ về làng quê của Nguyễn Bính.

Như vậy sự kết hợp giữa các kiểu câu: dài, ngắn, miêu tả, cảm thán trong đoạn văn bản này đã tạo cho nó sự hấp dẫn và giàu ý nghĩa.

* Viết văn có hình ảnh.

Bài văn nghị luận hay là bài văn giàu sức thuyết phục nhưng cũng giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí sáng tỏ, thấm thía. Biện pháp tốt nhất tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Ở đây những tư tưởng, ý đồ của người viết được minh hoạ, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng loạt hình ảnh cụ thể, sinh động tạo sự thích thú cho người đọc.

Ví dụ: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có phải bay bổng bao nhiêu cũng phải gắn chặt với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Nhìn vào một số tác phẩm văn học lớn ta thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.

Ở ví dụ này, hình ảnh được đưa ra so sánh vừa làm rõ, cụ thể mối quan hệ giữa văn học và đời sống, vừa làm một vấn đề lí ln văn học khơng cịn khơ khan, vừa tạo sự thích thú ở người đọc.

Học sinh có thể tìm đọc, ghi lại những so sánh kiểu này để làm tư liệu, để học tập cách viết.

Tất cả các kĩ năng trên học sinh đều phải được luyện đi, luyện lại. Ban đầu luyện viết ngắn, luyện từng kĩ năng, luyện từng đoạn, sau đó luyện viết dài, cuối cùng là cả bài văn hồn chỉnh. Lúc đầu có thể luyện viết tại nhà, sau đó là viết trên lớp trong một thời gian quy định. Người dạy cũng hướng dẫn cho các em khi viết cùng một nội dung thì chọn nhiều cách dùng từ khác nhau, diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau và chọn cách diễn đạt hay nhất. Tất cả các bài luyện của học sinh, giáo viên đều phải chấm kĩ, có nhận xét rõ ràng về ưu điểm và hạn chế, buộc học sinh phải viết lại (nếu bài văn chưa được) sau khi giáo viên đã chữa. Khi đã nhuần nhuyễn các thao tác, học sinh tiếp tục được luyện theo từng dạng đề, đặc biệt dạng đề mà hay ra ở kì thi học sinh giỏi các cấp.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 37 - 42)