Các dạng văn nghị luận xã hội:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 117 - 118)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

2. Các dạng văn nghị luận xã hội:

Văn nghị luận xã hội được chia làm hai dạng: nghị luận về một tư tưởng đạo lý, và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý: là quá trình kết hợp các thao tác lập luận để bàn bạc về các vấn đề như tư tưởng đạo đức lối sống. Các vấn đề này thường được đúc kết trong các câu ca dao, danh ngôn, tục ngữ, truyện ngụ ngơn, khẩu hiệu, các câu nói của những người nổi tiếng... như là những phương châm sống, ứng xử.

Ví dụ:

- Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn". - Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Bác Hồ:

"Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó".

- Ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn như chùm rễ đắng, nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

- Suy nghĩ của anh (chị) về lịng hiếu thảo.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là quá trình sử dụng các thao tác lập luận để bàn bạc về những hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội và tự nhiên (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người...).

Ví dụ:

- Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực học đường.

- Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm ở một bộ phận con người trong xã hội ngày nay.

- Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng nguồn nước đang bị vơi cạn và ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 117 - 118)