3: Trong cảnh Huấn Cao cho quản ngục chữ ở cuối truyện “Chữ người tử tù”,

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 100 - 103)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

3/ 3: Trong cảnh Huấn Cao cho quản ngục chữ ở cuối truyện “Chữ người tử tù”,

tác giả Nguyễn Tuân cho rằng đó là “một cảnh xưa nay chưa từng có”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến này như thế nào?

Dàn ý: 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Hoàn cảnh cho chữ

- Khẳng định ý kiến của Nguyễn Tuân rất xác đáng và sâu sắc. 2. Thân bài

a.Những biểu hiện lạ lùng chưa từng có xưa nay:

-Điều lạ lùng “chưa từng có” của cảnh cho chữ ở đây là ở chỗ: việc viết chữ đẹp, một thú chơi tao nhã, có phần đài các, lại khơng phải diễn ra trong thư phịng, thư sảnh, mà lại ở nơi ngục tối chật hẹp. Tấm lụa trắng tinh khiết, thoi mực, chậu mực thơm tho cùng những chữ thánh hiền cao quý lại được vẽ lên, viết ra ở một nơi bẩn thỉu, ẩm ướt đầy phân chuột, phân gián...

- Lạ lùng “chưa từng có” bởi vì người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp lại trổ tài trong khi cổ đeo gông, chân đeo xiềng và chỉ sớm mai thôi sẽ vào kinh để bị hành hình chặt đầu.

- Điều lạ lùng hơn nữa là trong cảnh này, hình ảnh kẻ tử tù thì nổ bật lên, uy nghi, lồng lộng; còn quản ngục và thầy thơ lại – những kẻ đại diện cho thế lực thống trị - thì lại “khúm núm”, “run run” bên cạnh kẻ tử tù đang bị gông xiềng kia...

- Điều lạ lùng nữa là nhà ngục tăm tối và bẩn thỉu kia bỗng chốc trở thành thánh đường để giáo huấn điều thiện. Mà người giáo huấn lại là người mang trọng án tử hình, cịn mơn đồ được giáo huấn là kẻ cai quản ngục tù của chế độ thống trị ấy.

b.Ý nghĩa cảnh lạ lùng chưa từng có này:

- Trong nhà tù tăm tối mà truyện khắc họa ở đoạn cho chữ, một nhà ngục hiện thân của tội ác tàn bạo, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị; mà là cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ.

- Với cảnh cho chữ này, cái nhà tù tăm tối đã đổ sụp; bởi vì khơng cịn kẻ tội phạm tử tù, khơng có quản ngục và thư lại; chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt ngưỡng mộ, sùng kính của những kẻ liên tài; tất cả đều tắm đẫm trong ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, của “thiên lương” và khí phách.

- Cũng với cảnh này, khơng phải ơng Huấn Cao sẽ chết mà chính là ông đang đi vào cõi bất tử. Dù chỉ sáng mai thôi, ông sẽ bị giải vào kinh để chịu án tử hình ở pháp trường, nhưng “những nét chữ vng vắn tươi tắn” nói lên cái hồi bão tung hồnh cả một đời của ơng trên lụa bạch sẽ cịn đó. Và nhất là những lời ông khuyên nhủ quản ngục có thể coi là lời di huấn của ơng về đạo lí làm người trong cái xã hội vàng thau lẫn lộn đó – đã được quản ngục cảm động lắng nghe và cúi đầu “bái lĩnh”. Trong khơng khí xúc động, thiêng liêng đó, truyện kết thúc với hình ảnh của ơng Huấn Cao uy nghi lồng lộng. “Ngơi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” ấy vẫn rực rỡ hào quang bất tử.

- Với những lời khuyên nhủ quản ngục, có thể thấy ông Huấn Cao không chấp nhận cái đẹp lại chung sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu; không chấp nhận người yêu cái đẹp lại vẫn làm điều ác. Ông khuyên quản ngục hãy “thay đổi chỗ ở” và thốt khỏi cái nghề coi ngục, vì ơng cho rằng, muốn đến với cái đẹp thì phải sống có lương thiện; muốn chơi chữ đẹp thì phải lánh xa nơi tàn bạo, xấu xa, để “giữ thiên lương cho bền vững” và đừng để “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Đó cũng là quan niệm của Nguyễn Tuân: cái đẹp gắn liền với

cái thiện, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải là người có “thiên lương”. Di huấn thiêng liêng đó của Huấn Cao sẽ được người đời lắng nghe, trân trọng và gìn giữ.

- Có thể nói, với cảnh tượng ơng Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục, Nguyễn Tuân đã dựng lên bức tượng đài trang nghiêm để bất tử hóa con người rất mực tài hoa, đồng thời tràn đầy khí phách anh hùng đó.

- Ở cảnh cho chữ này, chẳng những hình ảnh ơng Huấn Cao nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, rực rỡ hào quang là hiện thân của cái đẹp, cái cao cả; mà hình ảnh của quản ngục, thầy thơ lại cũng rất đẹp, rất cảm động.

+ Bên cạnh con người tài năng khí phách phi thường là Huấn Cao, họ chỉ là những kẻ bình thường. Song với lịng thiết tha mến mộ tài năng và khí phách, họ đã chứng tỏ mình có một “thiên lương”, một cái tâm, nên dù sống giữa cái xấu vẫn “khơng phải là kẻ xấu”.

+ Đó là những “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” như lời viết về quản ngục.

+ Cái tư thế “khúm núm”, giọng nói nghẹn ngào vì nước mắt và cái cúi đầu “xin bái lĩnh” sau khi nghe lời ông Huấn Cao khuyên nhủ của quản ngục, cái “run run” khi bưng chậu mực của thầy thơ lại, không phải là biểu hiện sự quỵ lụy đớn hèn của loại người tiểu nhân, kém nhân cách; mà ngược lại cử chỉ ấy, thái độ ấy là hiện thân của cái đẹp, cái thanh cao rất đáng trân trọng, quý mến. Đó là kiểu cúi đầu trước hoa mai “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” của Cao Bá Quát mà Nguyễn Tuân và người đời rất kính phục. Cử chỉ, thái độ cao quý ấy chỉ có thể có được ở những con người có thiện tâm, chân tâm, q mĩ mà thơi.

- Có thể nói, đoạn viết về ơng Huấn Cao “cho chữ” quản ngục trong nhà giam là đoạn văn hay nhất trong câu chuyện rất tầm vóc này của Nguyễn Tuân.

+ Bút pháp nhà văn tỏ ra rất điêu luyện, sắc sảo trong cách dựng người, dựng cảnh; chi tiết nào cũng gợi cảm, đầy ấn tượng. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân ở đây chẳng những phong phú, sống động mà rất có hồn, có nhịp điệu, có dư ba.

+ Một khơng khí cổ kính, trang nghiêm, đầy xúc động, có phần bi tráng tốt lên từ đoạn văn. Đọc xong dịng chữ cuối cùng của đoạn văn, người đọc không khỏi không cảm thấy sững sờ, xúc động trước một cảnh tượng mang vẻ đẹp lớn lao, phi thường, biểu lộ cái tâm và cái tài của nhà văn lớn Nguyễn Tuân.

Kết bài

Đoạn viết về ông Huấn Cao “cho chữ” quản ngục trong nhà giam là đoạn văn hay nhất trong câu chuyện rất tầm vóc này của Nguyễn Tuân. Qua đó thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân: cái đẹp gắn liền với cái thiện, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải là người có “thiên lương”.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 100 - 103)