2: Phân tích vẻ đẹp hơn người của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 96 - 100)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

2/ 2: Phân tích vẻ đẹp hơn người của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

người tử tù” của Nguyễn Tuân

Dàn ý: 1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật: Huấn Cao là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm “Chữ người tử tù”. Nhân vật này được tác giả Nguyễn Tuân khắc họa mang những vẻ đẹp ở cả ban phương diện: “vừa là một nghệ sĩ tài hoa, vừa là một trang anh hùng dũng liệt, mặc dù chí lớn khơng thành nhưng bao giờ tư thế cũng hiên ngang bất khuất” (SGK Văn học 11-NXB GD-2000), thêm nữa là một con người rất trọng thiên lương. Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là khắc họa hình tượng nhân vật này, Nguyễn Tn khơng chỉ xây dựng nhân vật mang những vẻ đẹp thông thường, mà vẻ đẹp phẩm chất của Huấn Cao được xây dựng đều có những nét hơn người cao quí bậc nhất.

2. Thân bài

Vẻ đẹp hơn người của Huấn Cao được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

* Thứ nhất: Cái hơn người trong phẩm chất tài hoa nghệ sĩ:

Điều này không chỉ biểu hiện ở chỗ Huấn Cao viết chữ nhanh và đẹp. Viết chữ nhanh là một cái tài vì khơng phải ai cũng làm được, viết chữ đẹp cũng vậy. Nhưng một người vừa viết nhanh mà lại vừa đẹp thì khơng nhiều, nhất là chữ ở đây là chữ Hán, loại mẫu tự tượng hình rất khó viết, viết đẹp được như “rồng bay phượng múa” lại càng khó hơn gấp bội phần. Đó là một biểu hiện khả năng hơn người của Huấn Cao.

Tuy vậy, cái tài này khơng phải là q hiếm ở đời, bởi nó vẫn là cái tài hoa bề ngồi, thiên về kĩ năng hơn là trí tuệ.

Nét hơn người nổi bật nhất trong sự tài hoa của người tử tù này còn nằm ở sâu xa trong ý nghĩa của từng chữ viết ấy “nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hồi bão tung hồnh của một đời con người”. Chữ viết nhanh và đẹp của Huấn Cao mới chỉ khiến cho quản ngục khâm phục; còn nghĩa của chữ sâu xa mới là điều khiến quản ngục phải cầu xin đến độ “khúm núm”, đến độ phải hạ mình “xin bái lĩnh”.

Cái hơn người trong phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao còn biểu hiện ở “cái tài bẻ khóa và vượt ngục”. Tài năng này xét riêng ở góc độ nghề binh thì rất đáng khâm phục, bởi lẽ đó là điều mà khơng phải người lính nào, nghĩa binh nào cũng có được. Nó là sự kết tinh của sự khéo léo trong việc bẻ khóa và sự thơng minh, cơ trí trong việc vượt ngục, trốn thốt được khỏi sự giam giữ của đối phương.

Như vậy là, cái tài hoa hơn người của Huấn Cao cịn biểu hiện ở sự hồn hảo: “thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà”. Sự xuýt xoa “Chà chà!” của viên thơ lại thực chất không chỉ là biểu hiện sự khâm phục của riêng y mà còn là sự khâm phục của tác giả, của người đời đối với tài hoa tồn diện của Huấn Cao. Khơng tài hoa hơn người khơng thể có được sự thán phục tự nhiên và thành thực như thế.

* Thứ hai: Cái hơn người của Huấn Cao biểu hiện ở khí phách hiên ngang bất khuất

của ơng. Trong lúc hầu hết các nhân vật trong tập truyện “Vang bóng một thời”, những nho sĩ tài hoa lỡ vận, sống buông xuôi bất lực và cam chịu, an bài; sống phản ứng lại cuộc đời ô trọc một cách tiêu cực bằng cách quay lưng lại nó, tìm đến lối sống phong lưu tài tử và cốt giữ “sự trong sạch của tâm hồn”; thì Huấn Cao là kẻ “thủ xướng” cuộc dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình – một trang anh hùng dám xả thân vì nghĩa lớn. Vì thế, hình tượng Huấn Cao là một nét son đỏ rực trên cái nền vàng úa, ảm đạm của “Vang bóng một thời”.

Khí phách hơn người của Huấn Cao cịn là thái độ “lạnh lùng” “chúc mũi gông nặng...” khi rỗ gông. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ, tưởng như giản đơn bề ngoài nhưng Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc thấu được cái khí phách của bậc trượng phu trong con người tử tù Huấn Cao là thái độ khinh thường bọn lính gác ngục với những lời nói mỉa mai hỗn láo và thái độ thị oai tầm thường. Đó là cái “lạnh lùng” làm nên ranh giới giữa kẻ tiểu nhân (lính canh ngục) và người quân tử (Huấn Cao).

Khí phách hơn người của Huấn Cao biểu hiện ở chi tiết tả người tử tù đối đáp hiên ngang đầy thách thức với quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” mà không hề sợ bị quản ngục “báo thù” bằng “những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục”. Một tư thế thép của bậc trượng phu dũng liệt chói sáng ngàn đời giữa chốn lao lung.

Nhưng hấp dẫn và đáng khâm phục nhất trong khí phách hơn người của Huấn Cao có lẽ là đoạn tả cảnh một kẻ tử tù vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt” của quản ngục “coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Với hành động này, kẻ tử tù Huấn Cao đã đạp đổ bằng tinh thần cái ngục tù ghê rợn giam hãm mình. Một hành vi cải tạo hồn cảnh để chiến thắng, một cách tự do tinh thần hào hoa của bậc chí sĩ anh hùng. Nếu nhân vật Đơn – ki – hô – tê của Xéc – văng – téc coi quán rượu là lâu đài, thì chi tiết này của tácphẩm “Chữ người tử tù” của Nguyên Tuân cũng có ý nghĩa tương tự: Huấn Cao coi nhà ngục như một lâu đài tự do của riêng mình vậy. Tư thế ấy, thái độ ấy khơng dễ gì có được ở những tử tù xưa nay.

* Thứ ba: Cái hơn người của Huấn Cao về tâm hồn, về “thiên lương”:

Trước hết, đó là sự khinh thường, căm ghét cái lừa lọc, tráo trở “những mánh khóe hành hạ thường lệ” của quản ngục và lính canh ngục. Thái độ khinh bạc của Huấn Cao với quản ngục và bọn lính hỗn xược khi mới đến nhà ngục tỉnh Sơn là biểu hiện sinh động nét phẩm chất này của ông. Điều này không phải người tử tù nào cũng có được.

Là người có tài về chữ nghĩa, nhưng “Tính ơng vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ơng ít chịu cho chữ”. Đó là cái tính “khoảnh” rất cao đạo của Huấn Cao. Với ông, chữ chứa đựng giá trị của “thiên lương”, của cái đẹp, chữ là đạo lí; do đó mà khơng thể phung phí bừa bãi, xơ bồ. Vì thế, gìn giữ giá trị của chữ thành hiền là gìn giữ đạo thánh hiền, đạo sống thiêng liêng cao cả. Vì thế: “Chữ thì q thực. Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ấy là biểu hiện sâu đậm thái độ đề cao, trân trọng giá trị văn hóa, là đạo sống hơn người cao khiết trong tâm hồn con người nghệ sĩ, trí thức Huấn Cao.

Rất “khoảnh” nhưng lại sẵn sàng cho người hiểu chữ và trân trọng chữ thánh hiền: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu có một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao q như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Hành động cho quản ngục chữ của Huấn Cao ở cuối truyện không phải là chuyện cho chữ thơng thường. Bởi lẽ, nó khơng phải là sự trả ơn của kẻ tử tù đối với sự đối đãi tử tế của cai ngục; càng không phải sự ban ơn của người nghệ sĩ trí thức tài năng siêu việt cho người quản ngục ít chữ, khát chữ; mà đó là sự đáp đền, dâng tặng chữ của Huấn Cao cho người tri kỉ. Vì thế, hành động cho chữ này làm cho cái tâm của Huấn Cao ngời sáng nhất. Đó là hành động lấy giá trị văn hóa, lấy cái đẹp, cái thiện để cảm hóa lịng người, hướng những con người đang còn sống chung với “quỷ dữ”, với cái xấu, cái ác hướng về cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương. Đó cũng chính là biểu hiện cái tâm hơn người của ông.

Lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục ở cuối cảnh cho chữ thực chất là một lời di huấn thiêng liêng của ông về đạo lí làm người trong cái thời vàng thau lẫn lộn đó. Bởi vì nội dung lời di huấn ấy biểu hiện thái độ rõ ràng và dứt khốt của Huấn Cao là khơng chấp nhận người yêu cái đẹp lại vẫn làm điều ác. Lời di huấn ấy không phải là lời nói sng, nói sáo; mà Huấn Cao đã lấy chính cuộc đời mình ra làm minh chứng, tất cả đều phơ bày cụ thể, ngời sáng. Vì vậy, lời di huấn ấy đầy sức cảm hóa, thu phục lịng người, trở thành một tài sản tinh thần bất tử khơng phải chỉ khiến một mình quản ngục “xin bái lĩnh” mà sẽ được

mn người, mn đời nghiêng mình “bái lĩnh”. Đó chẳng phải là biểu hiện hơn người của một tâm hồn thánh thiện đó hay sao?

3. Kết bài

Huấn Cao là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm “Chữ người tử tù”. Nhân vật kết tinh tài năng, tâm huyết của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 96 - 100)