4: Phần cuối tácphẩm Đời thừa, Nam Cao đã để nhân vật Hộ khóc: “Ôi chao!

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 87 - 89)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

4/ 4: Phần cuối tácphẩm Đời thừa, Nam Cao đã để nhân vật Hộ khóc: “Ôi chao!

Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể khơng ra tiếng khóc…”; nhà văn cũng miêu tả

cảnh Từ dỗ con trong tiếng hát “ước lệ”:

“Ai làm cho khói lên giời

Cho mưa xuống đất, cho người biệt li Ai làm cho Nam, Bắc phân kì Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân…”

Cảnh kết thúc này giúp anh (chị) hiểu thêm gì về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện Đời thừa?

Dàn ý: 1. Mở bài

Trong mảng sáng tác về trí thức tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất. Truyện ngắn này đã nói lên một cách sâu sắc bi kịch thầm lặng, dai dẳng đau đớn của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó cũng là giá trị hiện thực và tấm lịng nhân đạo cao cả của chính Nam Cao

2. Thân bài

a) Khái quát về tính chất của tấn bi kịch nhân vật Hộ

Nhân vật Hộ có một tấn bi kịch thầm lặng, dai dẳng, đau đớn. Anh đã khơng được sống đúng như minh mong muốn, nói cách khác là đã bị tha hóa, đồng thời Hộ cũng ý thức được sâu sắc về sự tha hóa đó. Chính sự ý thức này đã khiến cho anh không được yên ổn với bản thân mình dù một giây, một phút.

b) Hiệu quả nghệ thuật của cảnh kết thúc trong việc bộc lộ các giá trị lớn của tác phẩm. * Giá trị hiện thực

- Cũng như nhiều tác phẩm văn học hiện thực khác, tiếng khóc của Hộ cũng như lời ca ai oán của Từ ở cuối tác phẩm đã cho người đọc hiểu thế nào là cuộc sống bế tắc, khổ đau mang màu sắc bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

- Tiếng khóc của Hộ vừa là sự sám hối, ân hận trước hành động vũ phu, thô bạo đối với vợ con, vừa là tiếng nức nở nghẹn ngào, chua xót khi phải từ bỏ giấc mộng văn chương.

- Lời ca của Từ phơi bày thực trạng đương thời: đất nước loạn li, Nam Bắc phân kì. Đó là một trong những ngun nhân tạo nên bi kịch của nhân vật Hộ - cũng là bi kịch của tác giả Nam Cao. Đó là lời ru con trong nước mắt, trong nỗi buồn đau của người vợ, người mẹ từng trải qua nhiều bi kịch.

* Giá trị nhân đạo

- Tiếng khóc của Hộ, lời ca ai ốn của Từ góp phần tố cáo mạnh mẽ xã hội thối nát đã làm tàn lụi bao ước vọng của con người, khiến cho khả năng sáng tạo của con người bị thui chột đi trước sức ép ghê gớm của cơm áo. Thậm chí, nó làm cho nhân tính, thiên lương con người bị mai một, nhem nhuốc đi. Nói cách khác, theo Nam Cao, xã hội bấy giờ là lực cản của mọi sự tiến bộ.

- Sự dằn vặt của Hộ cho thấy dù bị cuốn đi, thành con “người thừa”, “đời thừa” nhưng người trí thức khơng bng xi bất lực, vẫn cố sức cưỡng lại – sự cưỡng lại của anh có tính chất tuyệt vọng nhưng thật đáng q. Nó chứng tỏ anh chưa bị tha hóa hồn tồn.

- Lời ca của Từ thể hiện tấm lòng nhân hậu đức hi sinh thầm lặng của người vợ, người mẹ trước cảnh ngộ, trước bi kịch buồn thương của gia đình.

- Lời ca của Từ như sự cảm thơng chia sẻ của chính tác giả đối với nỗi đau khổ, dằn vặt trong tâm hồn Hộ, chia sẻ với Hộ nỗi đau tinh thần vì phải sống kiếp “đời thừa”.

3. Kết bài

Tóm lại, giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm hòa quyện thống nhất vào nhau và cũng được tập trung biểu hiện rõ trong kết thúc nói trên.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 87 - 89)