1: Suy nghĩ của anh(chị) về hiện tượng bạo lực học đường.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 121 - 122)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

1. 1: Suy nghĩ của anh(chị) về hiện tượng bạo lực học đường.

Dàn ý: a. Mở bài:

* Nêu hiện tượng: bạo lực học đường - một hiện tượng tiêu cực đang ngày càng gia tăng trong các trường học gây bức xúc trong dư luận.

b. Thân bài:

* Giải thích hiện tượng: bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác, gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

* Hiện trạng, biểu hiện:

- Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các trường học. Hiện tượng này khơng chỉ có ở các nam sinh, mà cịn có ở các nữ sinh.

- Biểu hiện:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thơng qua lời nói (dẫn chứng).

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực (dẫn chứng).

- Nguyên nhân:

+ Thiếu khả năng kiểm soát hành vi, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống, suy thoái đạo đức (dẫn chứng).

+ Ảnh hưởng của mơi trường văn hóa bạo lực: phim ảnh, sách báo, đồ chơi, trị chơi mang tính bạo lực (dẫn chứng).

+ Sự giáo dục chưa đúng đắn, gia đình thiếu quan tâm (dẫn chứng). - Hậu quả:

+ Với nạn nhân:

+/ Tổn thương về thể xác và tinh thần (dẫn chứng). +/ Tâm lý bất an, lo lắng, bức xúc (dẫn chứng). + Người gây ra bạo lực:

+/ Bị xử lý, kỷ luật theo pháp luật (dẫn chứng). +/ Bị mọi người lên án, căm ghét... (dẫn chứng). - Biện pháp đẩy lùi hiện tượng bạo lực học đường:

+ Xã hội, nhà trường, gia đình cần có giải pháp giáo dục học sinh lối sống đồn kết, nhân ái, tơn trọng người khác.

+ Cần có biện pháp phê phán, răn đe, xử lý nghiêm khắc học sinh gây bạo lực. c. Kết bài:

- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng: + Kiên quyết nói khơng với bạo lực học đường

+ Bạo lực học đường là hiện tượng tiêu cực làm tổn thương và gây hậu quả xấu cho cả người bị bạo lực và người gây bạo lực, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

+ Tuyên truyền với bạn bè và người thân xung quanh

+ Mỗi học sinh, mỗi thầy cơ giáo và tồn xã hội cần chung tay góp sức ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng bạo lực học đường.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 121 - 122)