Yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 118 - 120)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

3. Yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội:

a. Để viết tốt một bài văn nghị luận xã hội, người viết cần phải có sự hiểu biết về đời sống xã hội, tự nhiên, không ngừng trau dồi lập trường tư tưởng, đạo đức và quan điểm sống đúng đắn, tích cực, nhân văn. Người viết cần phải có thái độ chủ động, chân thành, trung thực trong khi thể hiện cách đánh giá và ứng xử của mình trước vấn đề được đặt ra.

b. Làm bài văn nghị luận xã hội về cơ bản cũng giống như làm một bài văn nghị luận nói chung, nghĩa là cần phải xây dựng văn bản về mặt nội dung, bố cục và cách thể hiện nội dung ấy. Muốn đảm bảo yêu cầu đó, người viết cần rèn luyện các kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ...

c. Người viết phải biết sử dụng phối hợp các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... trong văn nghị luận.

- Thao tác giải thích: trong cuộc sống có nhiều hiện tượng, nhiều vấn đề cần được giải thích rõ. Những cách hiểu khác nhau sẽ dẫn đến hướng giải quyết khác nhau. Vì vậy, việc giải thích rõ vấn đề bàn luận là rất cần thiết. Khi giải thích, cần trả lời được các câu hỏi: câu ấy nói gì? Tại sao nói như vậy? Để trả lời câu hỏi ấy, cần giải thích rõ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ ngữ, hình ảnh trong vấn đề bàn luận.

- Thao tác phân tích: chia tách vấn đề bàn luận thành các khía cạnh đúng - sai, tốt - xấu, phải - trái... để người đọc có được cách nhìn nhận sâu sắc, nhiều mặt về vấn đề bàn luận.

- Thao tác chứng minh: muốn người đọc, người nghe tin, tán đồng ở điều mình viết, cần phải chứng minh. Trong bài văn nghị luận xã hội, dẫn chứng dùng để chứng minh là những dẫn chứng lấy từ thực tế đời sống (người thực, việc thực), dẫn chứng trong lịch sử, sách, báo, những chân lý đã được khẳng định, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, tục ngữ, ca dao, danh ngôn, câu nói của vĩ nhân...

- Thao tác bình luận: người viết cần phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của bản thân trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Khi sử dụng thao tác bình luận, cần cân nhắc các khía cạnh đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu..., cần đặt vấn đề trong nhiều hồn cảnh, bình diện khác nhau để việc bình luận phong phú, tồn diện, tránh tình trạng phiến diện, một chiều.

- Khơng chỉ nhận xét, đánh giá, người viết còn cần bàn bạc:

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hồn cảnh sống, lứa tuổi của mình.

+ Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận có thể gợi ra.

d. Yêu cầu về mặt diễn đạt:

- Dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc...

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)