I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.
5. Phongcách nhà văn.
Phong cách nghệ thuật là một cái nhìn độc đáo có tính phát hiện, đối với đời sống. Cái
nhìn này khơng chỉ thể hiện lập trường đối với đời sống mà quan trọng hơn nó thể hiện sự hiểu biết và tình cảm đối với cuộc đời.
Ví dụ: Nguyễn Cơng Hoan trong truyện ngắn nhìn đâu cũng thấy mâu thuẫn, trớ trêu, nghịch cảnh, phi đạo lí. Xn Diệu nhìn đâu cũng thấy tình yêu, sự giục giã của sự sống. Nguyễn Tuân nhìn đâu cũng thấy văn hố của cuộc sống, tài nghệ của con người.
Cái nhìn độc đáo ấy địi hỏi phải có một hệ thống các phương tiện biểu hiện thích hợp để thể hiện, truyền đạt cái nhìn ấy. Sự thống nhất, lặp đi lặp lại các phương tiện, biện pháp biểu
hiện trong nhiều tác phẩm của nhà văn tạo cho sáng tác một cốt cách, dáng vẻ, diện mạo riêng, không lẫn với văn người khác.
Ví dụ: Nhắc đến các tác phẩm của Nam Cao là người đọc nghĩ đến giọng văn dửng dưng, lạnh lùng. Nhắc đến các tác phẩm của Thạch Lam là gợi đến giọng văn nhẹ nhàng, mượt mà giàu chất thơ, còn ở các tác phẩm của Nguyễn Tuân lại là câu chữ cầu kì, được mài giũa, lựa chọn kĩ càng, trau chuốt…
Do yêu cầu của sáng tác là phải thường xun đổi mới, khơng lặp lại mình, vừa do nhà văn phải thể hiện những hiện tượng đa dạng của cuộc sống cho nên phong cách nhà văn vừa thống nhất vừa đa dạng.
Ví dụ: Thơ tình Xn Diệu thống nhất trong nhiệt tình ham sống nhiều giục giã, hối hả, nhưng khi thì mộng mơ, khi thì hờn dỗi, khi thâm trầm, khi bồng bột. Thơ Tố Hữu thống nhất trong cảm hứng về lẽ sống lớn, về niềm vui cách mạng, về ân tình thuỷ chung, nhưng là một hồn thơ đa dạng: Thơ ơng hay vì giàu tính dân tộc, mà nhiều khi hay vì hình ảnh hiện đại, khi nghe như ca dao dân ca, khi nghe như Kiều của Nguyễn Du nhưng khi lại nghe như thơ mới…
Phong cách nhà văn vừa in dấu ấn cá nhân, vừa mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Khi làm rõ phong cách của nhà thơ, nhà văn nào đó, cần căn cứ vào những đặc điểm trên.