Khuynh hướng văn học

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 138 - 139)

I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.

11. Khuynh hướng văn học

Lịch sử văn học không diễn ra một cách êm đềm. Bất cứ sự biến động nào của cuộc sống cũng có thể dẫn tới các cọ xát về quan niệm sáng tác. Sự thay đổi cơ cấu xã hội những năm 1930 – 1945 đã dẫn tới sự thay đổi về hình thức thẩm mĩ, làm nảy sinh một loạt khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng lãng mạng, khuynh hướng siêu thực, khuynh hướng yêu nước lãng mạng. Khuynh hứng văn học là khởi đầu của các trào lưu và trường phái văn học. Tất nhiên, khuynh hướng văn học có liên quan đến nhiều phương diện của sáng tác như: thái độ của nhà văn đối với hiện thực, với cách xây dựng nhân vật, với lí tưởng thẩm mĩ, với thị hiếu thẩm mĩ, với cảm hứng sáng tạo v.v…,

nhưng tựu trung lại, có thể nói rằng, lí do cơ bản nhất của sự xuất hiện khuynh hướng sáng tác là sự xuất hiện đối tượng thẩm mĩ mới.

Như vậy, sự nảy sinh các luồng tư tưởng - thẩm mĩ khác nhau, cọ xát với nhau trước nhu cầu tìm tịi, khám phá đối tượng thẩm mĩ sẽ hình thành các khuynh hướng văn học khác nhau.

Khuynh hướng văn học là mầm mống, là khởi đầu của trào lưu, trường phái văn học, nhưng khi trào lưu, trường phái văn học phát triển đến một lúc nào đó lại có thể phân chia thành các khuynh hướng khác nhau; ví dụ khuynh hướng lãng mạn trong văn học Việt Nam đầu những năm ba mươi cửa thế kỉ XX sau đó phát triển thành trào lưu, đến cuối những năm ba mươi, nhất là vào những năm 1943 – 1945 nó rơi vào hỗn loạn, phân hia thành nhiều khuynh hướng. Có thể kể tới mấy khuynh hướng trong văn học lãng mạng những năm 1930 – 1945 như sau:

- Khuynh hướng chạy trốn vào tình u, lãng mạng, thốt li v.v… - Khuynh hướng xê dịch ca ngợi đời sống giang hồ phiêu bạt. - Khuynh hướng quay về quá khứ lật tìm những câu chuyện xưa, những kỉ niệm cũ.

- Khuynh hướng truỵ lạc: dấn thân vào xác thịt nâng truỵ lạc lên thành nghệ thuật. - Khuynh hướng thần bí siêu thực.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 138 - 139)