Người thầy dạy đội tuyển Văn trước hết phải giỏi về chuyên môn. Muốn vậy, người thầy
phải chú trọng nâng cao trình độ chun mơn của mình một cách thường xuyên. Phải liên tục bổ sung tủ sách cá nhân những tài liệu mới phục vụ cho việc ôn luyện. Phải không ngừng tiếp cận nắm bắt thông tin mới về việc thi học sinh giỏi của ngành để có định hướng ơn tập đúng đắn.
Ngồi yếu tố kiến thức, người giáo viên ơn luyện cho học sinh dân tộc phải có sự kiên trì, say mê, nhiệt tình. Bởi học sinh dân tộc có nhiều yếu tố hạn chế, phải dành nhiều thời gian cho việc chữa lỗi, rèn kĩ năng, phải hầu như cung cấp mới hoàn toàn kiến thức, phải chủ động hoàn toàn việc cung cấp tài liệu…Ngoài ra giáo viên phải vừa dạy, vừa dỗ vì các em hay tự ti, dễ chán nản, ít muốn vươn lên. Với tất cả những điều đó, nếu khơng có cái Tâm đủ lớn thì giáo viên khơng làm được cơng tác đội tuyển.
Phải đối xử công bằng với học sinh khi ơn luyện.Tránh sự thiên vị, vì điều đó dễ làm cho học sinh dân tộc mặc cảm, chạnh lòng, nhất là đối với những học sinh còn yếu hơn các bạn khác.
Người thầy dạy phải là người thực hiện nghiêm túc công việc, phải nghiêm chỉnh, gương mẫu thực hiện giờ giấc lên lớp, phải giữ chữ tín trong lời hứa. Điều này tạo nền tảng về tính kỉ luật cao với học sinh, khiến các em có ý thức tốt trong học tập.
*
Trên đây là những kinh nghiệm ôn luyên học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh. Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, chúng tơi mạnh dạn trình bày ở đây, hi vọng sẽ đem lại ít nhiều điều bổ ích cho các đồng nghiệp trong trường và trường bạn tham khảo, góp ý.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM